Theo HK01, người phụ nữ ở Đài Loan (Trung Quốc) có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao và tiểu đường suốt nhiều năm.
Bà có thói quen nấu nhiều thức ăn hơn nhu cầu và hâm nóng lại thức ăn thừa từ hôm trước để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thói quen này đã khiến bà phải trả giá đắt.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, chuyên gia thận học tại Đài Loan, cho biết bệnh nhân tìm đến phòng khám trong tình trạng đi ngoài ra máu. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bà mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2 và phải phẫu thuật.
Bác sĩ Tường cho biết, hâm nóng lại thức ăn, đặc biệt là các loại rau như rau chân vịt, cần tây hay cải ngọt, có thể gây hại nếu không bảo quản đúng cách trước đó. Một số món rau để lâu, vi khuẩn sẽ phân giải nitrat trong rau thành nitrit.
Khi vào cơ thể, nitrit có thể kết hợp với thực phẩm chứa amine tạo thành nitrosamine – hợp chất được chứng minh có nguy cơ gây ung thư.

Ảnh minh hoạ.
Hàm lượng nitrit trong rau tăng cao nếu bảo quản trong tủ lạnh quá 8 giờ và nguy cơ càng lớn nếu ăn kèm với các món giàu amine.
Nếu tiếp tục tồn tại trong cơ thể, nitrit có thể kết hợp với thực phẩm chứa amine tạo thành nitrosamine – một hợp chất đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư. Hàm lượng nitrit trong rau càng tăng cao khi bảo quản trong tủ lạnh quá 8 giờ, nhất là khi dùng chung với các món giàu amine.
Không chỉ rau củ, nước lẩu cũng là món cần được lưu ý. Bác sĩ Vĩnh Tường cảnh báo những loại nước lẩu – đặc biệt lẩu hải sản hoặc các món lẩu giàu đạm – sau khi nấu khoảng 30 phút cũng có thể sinh nitrit nếu bị hâm đi hâm lại nhiều lần. Việc này càng làm tăng nguy cơ hình thành nitrosamine nếu ăn kèm với các món khác.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu có thói quen ăn lại thức ăn thừa, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh ngay sau bữa ăn và chỉ nên hâm nóng lại khi cần dùng. Đảm bảo món ăn được hâm kỹ, làm nóng đều để hạn chế vi khuẩn phát triển, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Thức ăn thừa sẽ không gây hại nếu biết cách sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, sự chủ quan trong bảo quản và chế biến lại thực phẩm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ung thư. Chính vì thế, người dân cần thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe bản thân.
7 loại thức ăn thừa có thể gây nguy hiểm
Trứng
Tiến sĩ Kantha Shelke, nhà khoa học thực phẩm từ Corvus Blue LLC, một công ty nghiên cứu và khoa học thực phẩm của Mỹ, cho biết đa số trứng chứa salmonella. Và tất cả những cách chế biến trứng để sống lòng đỏ đều không thể tiêu diệt được loại vi khuẩn này.
Vì vậy, để trứng ở nhiệt độ phòng là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn đó sinh sôi đến mức có hại, theo Reader's Digest.
Rau bó xôi và thực phẩm giàu nitric
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Sports Medicine, cho thấy oxit nitric trong rau bó xôi và củ dền có thể phản ứng với nhiệt rất mạnh.
Tiến sĩ Shelke cho biết: Khi thực phẩm giàu nitrat được nấu chín, nếu không được làm lạnh đúng cách, rồi lại hâm lại, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, rồi thành nitrosamine - một chất gây ung thư. Cũng cần lưu ý rằng nitrit, cũng không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Khoai tây
Tiến sĩ Shelke nói, hâm nóng khoai tây đã được nấu chín có thể thúc đẩy sự phát triển của Clostridium botulinum, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cấp tính rất nặng, phá hủy thần kinh trung ương và gây tử vong cao, theo Reader's Digest.
Đặc biệt, khoai tây nướng trong giấy bạc có nguy cơ gây bệnh cao vì chúng tạo cho vi khuẩn môi trường thiếu ô xy lý tưởng để phát triển.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Tại sao không nên hâm nóng thức ăn nhiều dầu mỡ, như khoai tây chiên? Bởi vì, khi đun nóng có thể khiến dầu bốc khói quá mức an toàn, có thể tạo ra khói độc hại có hại cho sức khỏe. Nếu bạn định hâm nóng đồ chiên, hãy làm ở nhiệt độ thấp hoặc đừng hâm nóng.
Thịt gà
Giống như trứng, thịt gà nấu chưa chín kỹ có xu hướng chứa vi khuẩn salmonella và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến "thảm họa" khi những vi khuẩn này sinh sôi, theo Reader's Digest. Tốt nhất là nấu chín kỹ gà và đừng hâm thịt gà cũ nhiều lần.
Đồ ăn buffet
Có thêm một lý do tại sao tiệc buffet không cho phép mang thức ăn đi. Tiến sĩ Shelke cho biết, khay buffet không được giữ đủ nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Nên vi khuẩn có thể phát triển đến mức có hại cho sức khỏe, khi để ở nhiệt độ phòng, không được làm lạnh.
Đồ biển
Không có gì dễ gây ngộ độc thực phẩm bằng đồ biển bị hư. Mà đồ biển lại rất dễ hỏng, biến đổi chất lượng.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vi khuẩn có thể gây bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ ẩm, từ 4 độ C đến 60 độ C.
Chỉ cần để ở nhiệt độ phòng là đồ biển đã có thể bị hư. Để đảm bảo an toàn, không bao giờ để đồ biển bên ngoài tủ lạnh quá 2 giờ hoặc hơn 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C, theo Reader's Digest.
(t/h theo Znews, Thanh Niên)