Bác sĩ Trương Kiện Huy, khoa ngoại, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, mới đây chia sẻ trường hợp cô Hoàng (29 tuổi), cao 185cm, nặng 100kg, kết hôn đã 5 năm nhưng mãi không có tin vui.

Người phụ nữ nặng 100kg, không thể mang thai, sau 5 năm có thai và giảm cân nhờ phương pháp này  - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Kiện Huy, khoa ngoại, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital

Đến bệnh viện khám, cô Hoàng được chẩn đoán mắc bệnh buồng trứng đa nang, thừa cân, được đánh giá khó mang thai. Cô Hoàng đã sử dụng nhiều biện pháp giảm cân như điều chỉnh ăn uống, vận động cơ thể, nhưng cân nặng vẫn không giảm và không thể thụ thai, thậm chí khoảng thời gian trước, cô Hoàng từng có dấu hiệu vô kinh suốt 1 năm kéo dài.

Bác sĩ Trương Kiện Huy cho biết: "Sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân, cân nặng giảm còn 40kg, thậm chí bệnh nhân đã thuận lợi mang thai và sinh con. Mặc dù buồng trứng đa nang, béo phì và vô sinh là ba vấn đề khác nhau, nhưng béo phì và buồng trứng đa nang có liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà khoa học từng tiến hành nghiên cứu đối với phụ nữ béo phì, phát hiện tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng đa nang trước khi phẫu thuật giảm cân có thể lên tới 45,6%, nhưng sau khi phẫu thuật giảm cân, tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng đa nang giảm 6,8%".

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Quốc, thanh thiếu niên 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh béo phì khoảng 47,1%, nam giới là 55,7%, nữ giới là 38.7%, ngoài suy giảm thể chất, béo phì còn có thể gây ra nhiều bệnh mãn tính và ảnh hưởng sức khỏe.

Bác sĩ Trương Kiện Huy thông tin thêm, insulin được biết đến là "hormone béo phì" của cơ thể và là mấu chốt tác động đến lượng đường trong máu. Một khi lượng mỡ trong cơ thể quá cao, lượng insulin tiết ra không có hiệu quả để ổn định lượng đường trong máu, nó sẽ gây ra hiện tượng "kháng insulin". Ngoài xảy ra tình trạng đường huyết cao, nó cũng làm tăng nồng độ nội tiết tố nam testosterone ở phụ nữ, tăng tình trạng béo phì, thậm chí ức chế tác dụng của estrogen, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và mang thai của phụ nữ.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn có vấn đề thừa cân nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng cơ thể, hoặc chỉ số BMI >40, tùy theo đánh giá của bác sĩ, bạn có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật giảm cân.

Trường hợp cô Hoàng là một ví dụ điển hình, sau khi bác sĩ Trương Kiện Huy xác nhận tình trạng béo phì của cô Hoàng không phải do bệnh nội tiết hoặc thuốc gây ra, cô Hoàng được khuyên nên tiến hành phẫu thuật giảm cân bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt 2/3 dạ dày. Sau khi phối hợp ăn uống điều độ, 1 năm sau, cô Hoàng giảm còn 40kg, tình trạng đa nang buồng trứng biến mất và cô Hoàng đã thuận lợi mang thai.

Bác sĩ Trương Kiện Huy cảnh báo, phụ nữ đã kết hôn nếu tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày giảm cân, sau 1 năm phẫu thuật không nên mang thai nhằm tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi do cơ thể người mẹ thiếu hụt vitamin, axit folic và các nguyên tố vi lượng khác. Phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày giảm cân không phải là biện pháp vạn năng, sau phẫu thuật, người bệnh cần điều chỉnh ăn uống khoa học, vận động điều độ, duy trì tinh thần lạc quan mới có thể đảm bảo sức khỏe.

Phẫu thuật cắt dạ dày là gì?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mục đích chính của phương pháp phẫu thuật này là để điều trị cho các trường hợp mắc ung thư và béo phì.

Nên thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày khi nào?

Bệnh nhân sẽ đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày khi đã đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu dưới đây:

Có chỉ số BMI trên 40 hoặc các trường hợp có BMI từ 30-39,9 kèm theo các bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, nồng độ cholesterol cao hoặc mắc các vấn đề về xương khớp,...

Vượt quá số cân nặng (ít nhất là 36kg).

Những người béo phì, thừa cân ở độ tuổi từ 18 đến 75.

Những người có tiền sử giảm cân thất bại.

Theo Cnews