Đi tắm ở hồ nước nóng, một phụ nữ suýt phải cắt bỏ chân vì vi khuẩn ăn thịt người tấn công
Theo People, Taylor Bryant ( 26 tuổi) có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong hồ nước nóng tại một khách sạn ở Pigeon Forge, Tennessee. Ngay sau khi bơi, cô bắt đầu thấy buồn nôn và bị chuột rút ở chân phải, cơn đau mỗi lúc lại trở nên tồi tệ hơn suốt cả ngày dài. Bryant đã đến phòng khám chăm sóc khẩn cấp vào ngày hôm sau để kiểm tra các triệu chứng của cô, và được cho dùng thuốc kháng sinh.
Nhưng ngay cả khi uống thuốc đầy đủ, cơn đau mà cô chịu đựng mỗi lúc lại thêm tồi tệ hơn. "Trong vòng 24 giờ sau khi phát ban, tôi không thể đi bộ được", người phụ nữ chia sẻ.
Ngay sau khi bơi, cô bắt đầu thấy buồn nôn và bị chuột rút ở chân phải, cơn đau mỗi lúc lại trở nên tồi tệ hơn suốt cả ngày dài.
Sau khi trở về nhà, Bryant đã đến gặp bác sĩ và được chẩn đoán bị viêm mô tế bào, nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ngứa, sưng, đỏ và đau. "Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ở da và mô dưới da", BS Meghan Feely (BS da liễu tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ) chia sẻ với Health.
Feely giải thích rằng nó xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết thương hở trên da như vết cắt, vết trầy hoặc vết cắn… Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng một số người dễ mắc bệnh hơn những người khác.
"Bạn có nguy cơ gia tăng nếu bạn bị suy yếu hệ thống miễn dịch, tiểu đường, sưng chân hoặc tay mãn tính hoặc là một vận động viên thường xuyên bị tổn thương da", BS Noelani Gonzalez (BS da liễu thẩm mỹ tại Mount Sinai West ở thành phố New York) cho hay.
Bryant nói với People rằng vào thời điểm cô gặp bác sĩ, cơn đau còn nặng hơn cả chuyển dạ. Cô đã tiếp tục điều trị bằng kháng sinh mạnh hơn, nhưng các bác sĩ đã cảnh báo cô rằng nếu tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn, cô có thể bị cắt cụt chân. Rất may, một vài tuần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch đã chống lại nhiễm trùng thành công, và cô đã có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Bryant nói với People rằng vào thời điểm cô gặp bác sĩ, cơn đau còn nặng hơn cả chuyển dạ.
Phòng tránh "vi khuẩn ăn thịt người" - ai có vết thương hở tuyệt đối không được chủ quan
Viêm mô tế bào là một tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở da mô mềm khá phổ biến. Vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương: vết cắt, trầy xước, mụn nhọt, vết cắn, bỏng, vết thương phẫu thuật… lan tỏa cấp tính các tổ chức liên kết da và tổ chức dưới da gây đau, viêm tấy đỏ, phù nề ở vùng da tổn thương. Tổ chức viêm mô tế bào hay gặp nhất là vùng da ở mặt, cẳng chân, tuy nhiên tổn thương cũng có thể gặp ở bất cứ vùng da nào của cơ thể.
Viêm mô tế bào khiến Taylor Bryant suýt mất đôi chân của mình.
BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm mô tế bào...
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ. Khi có dấu hiệu bất thường như vùng da đỏ hoặc sưng, đau dữ dội sau khi đi biển... cần theo dõi cẩn trọng, đến thăm khám bác sĩ sớm.