Người mẹ 3 con tử vong sau nâng ngực, hút mỡ bụng vì xuất hiện cục máu đông
Người phụ nữ tên là Louise Harvey (36 tuổi, đến từ Mỹ) phải kí cam kết các thủ tục trước khi tiến hành thực hiện nâng ngực kết hợp hút mỡ bụng. Mặc dù có tiền sử gia đình bị cục máu đông nhưng sau khi tiến hành nâng ngực xong, người phụ nữ này được đưa về nhà mà không có thuốc làm loãng máu nào trong liệu trình phục hồi sức khỏe.
Gần 2 tuần sau khi nâng ngực trị giá hơn 300 triệu, tương đương 11.000 bảng Anh, người phụ nữ này cảm thấy khó thở, nằm liệt giường tại nhà. Cô được đưa đến bệnh viện nhưng không kịp và được chẩn đoán tử vong do thuyên tắc phổi – có một cục máu đông trong các mạch máu ở phổi.
Người mẹ 3 con tử vong sau nâng ngực, hút mỡ bụng vì xuất hiện cục máu đông.
Mẹ của cô, bà Linda (52 tuổi) cho biết gia đình có tiền sử thuyên tắc phổi nhưng con gái bà vẫn tin nâng ngực an toàn, không có vấn đề gì cho sức khỏe của bản thân.
Bà Linda cho biết: "Tôi muốn đòi hỏi công lý cho con gái mình. Họ nói rằng sẽ không vấn đề gì nếu vẫn song hành việc tập luyện sau khi liệu trình này kết thúc. Họ nói rằng con tôi sẽ không có chuyện phải vào phòng gây mê lần thứ hai. Con gái tôi đến phòng tập để tập luyện giảm cân, giữ dáng nhưng luôn điều độ ý thức bản thân từ sau khi sinh con thứ 3 với mục đích đánh bay lớp da thừa lỏng lẻo dưới bụng. Sự điều độ này sau khi nâng ngực, hút mỡ bụng lại cướp mất sinh mạng của con tôi".
Mẹ của cô, bà Linda (52 tuổi) cho biết gia đình có tiền sử thuyên tắc phổi nhưng con gái bà vẫn tin nâng ngực an toàn.
Bà cũng cho biết thêm, con gái bà không có vấn đề sức khỏe gì, không mắc chứng huyết áp cao hay bất cứ bệnh tật nào khác. Nhưng mẹ của tôi đã tử vong vì thuyên tắc phổi khi 55 tuổi. Một cô con gái khác của bà cũng có tiền sử bệnh này. "Tôi biết Louise không được nơi tiến hành nâng ngực, hút mỡ cho chất làm loãng máu. Đây thực sự là nơi chăm sóc không đảm bảo", bà mẹ nhấn mạnh.
Nâng ngực kết hợp hút mỡ bụng cùng lúc nguy hiểm thế nào?
Chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ và thành viên của BAAPS, ông Naveen Cavale, cho biết, hầu hết các tác dụng phụ sẽ đến từ chính thuốc gây mê và phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, các vấn đề về thương tích – thay vì những gì bạn được cấy ghép lên người.
"Cấy ghép silicon rất an toàn. Với vai trò là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, tôi sẽ không cấy chúng lên người bạn nếu không phù hợp. Tôi thực sự muốn khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bạn bè, gia đình, đồng nghiệp… đã từng tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ thành công, an toàn tuyệt đối để tìm được một bác sĩ phẫu thuật phù hợp", vị chuyên gia này cho hay.
Theo TS Lê Huy Thọ (Nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), mặc dù phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là một loại phẫu thuật thông dụng, có độ an toàn cao nhưng không phải không tiềm ẩn rủi ro.
Khi nâng ngực, hầu hết các tác dụng phụ sẽ đến từ chính thuốc gây mê và phẫu thuật.
Trong một báo cáo tại Hội nghị thẩm mỹ Pháp- Việt được tổ chức tại trường Đại học y khoa Hà nội tháng 10/2015 cho thấy: tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật nâng ngực là 5,8% trên tổng số 1.561 túi độn ngực. Các biến chứng sớm sau mổ (tụ máu, nhiễm trùng, toách vết mổ ) là 2,3%. Các biến chứng muộn như: vỡ túi silicone 2%, túi giọt nước bị xoay là 0,5%, co bao xơ là 1%.
Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng nhất trước khi nâng ngực là phải khai báo đầy đủ bệnh lý cũng như tiền sử bệnh của gia đình. Nếu giấu giếm thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, sử dụng thuốc tê, thuốc mê dễ gặp phải biến chứng. Thủ thuật gây tê khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ dù là nâng ngực hay nâng mông, gọt hàm, độn cằm… cũng cần được chú ý hàng đầu. Thường thì gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư, nhưng gây mê phải làm ở bệnh viện có đội ngũ bác sĩ có tay nghề và có trang thiết bị đầy đủ.
Điều quan trọng nhất trước khi nâng ngực là phải khai báo đầy đủ bệnh lý cũng như tiền sử bệnh của gia đình.
Trong quá trình gây tê, nếu không thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ, mặc dù ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân gặp phải tình trạng này mà không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng là khá cao.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, không chỉ chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải có kinh nghiệm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn, cơ sở phẫu thuật cần đủ trang thiết bị và có đông bác sĩ, y tá tham gia. Tại đây bạn sẽ được tư vấn, khám trước khi quyết định nâng ngực hay không (nhất là khi kết hợp với hút mỡ bụng), nâng bằng phương pháp nào phù hợp nhất...
Theo NHS, bất cứ loại phẫu thuật nào cũng có thể có những nguy cơ như chảy máu quá nhiều, nhiễm trùng (hiếm khi xảy ra và nếu có thì bạn phải làm sạch toàn bộ ổ cấy ghép), phản ứng dị ứng với thuốc mê, cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, NHS cũng cảnh báo mối liên hệ giữa nâng ngực và một loại ung thư tế bào hệ thống miễn dịch hiếm gặp được gọi là ung thư hạch tế bào lớn anaplastic có thể xảy ra.