Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam giới, cụ thể nữ là 76,1 tuổi, còn của nam giới là 71,1 tuổi. Vào năm 2019, khoảng cách tuổi thọ trung bình của hai giới là 5,3 tuổi.

Ở hầu hết các quốc gia, tuổi thọ trung bình của nữ đều lớn hơn nam. Các chuyên gia cho rằng, có hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này. 

Đầu tiên là bởi phụ nữ có ý thức bảo vệ sức khỏe cao hơn.

Thứ hai là bởi cơ thể phụ nữ chứa hàm lượng estrogen cao hơn. Estrogen có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng cholesterol và có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng xơ vữa động mạch. Do đó, phụ nữ ít mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não hơn. Đồng thời, estrogen cũng giúp hệ thống miễn dịch của phụ nữ mạnh hơn nam giới.

5c33cc2ec8184fe3810aac7ea15f612e.png

Như vậy có thể thấy hormone estrogen có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và tuổi thọ của chị em. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm đi đáng kể, nếu không có sự bảo vệ của estrogen, nguy cơ xơ vữa động mạch cũng sẽ tăng lên. 

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh cần đặc biệt chú ý đến những tín hiệu do cơ thể gửi đến để kịp thời phát hiện những dấu hiệu tổn thương. 

Chân là cơ quan nằm ở phần dưới của cơ thể. Đây đồng thời là nơi quan trọng để theo dõi những bất thường về mạch máu. Do đó khi cơ thể gặp trục trặc, ngay lập tức chân sẽ "lên tiếng". Ở những người phụ nữ khỏe mạnh, có tiềm năng sống thọ thì họ sẽ sở hữu 2 đặc điểm rõ rệt ở bàn chân.

Người sống thọ thường có 2 đặc điểm ở bàn chân

Bàn chân, móng chân có màu hồng hào

Nhiều người phụ nữ tuy đã nhiều tuổi nhưng da bàn chân rất hồng hào. Điều đó chứng tỏ mạch máu của họ hoạt động tốt. Lượng estrogen trong cơ thể cũng rất dồi dào.

Ngược lại, nếu phụ nữ có bàn chân trắng bệch, xám xịt, thiếu tính đàn hồi thì phải cảnh giác trước sự tấn công của bệnh. Khi động mạch chi dưới bị xơ vữa thì nguy cơ hình thành huyết khối cũng rất cao, một khi huyết khối xảy ra, màu sắc của chân người bệnh sẽ thay đổi.

0.jpg

Bàn chân ấm áp

Một số phụ nữ dù là mùa đông hay mùa hè bàn chân đều rất lạnh. Thậm chí họ còn bị chuột rút liên tục, lúc này đừng nhầm lẫn là thiếu canxi, tốt nhất nên đi đến bệnh viện khám kịp thời xem có bất thường gì về mạch máu hay hormone hay không.

Ngược lại, nếu sau khi mãn kinh, chân của phụ nữ vẫn rất ấm thì xin chúc mừng, điều này có nghĩa là chức năng mạch máu của bạn vẫn rất tốt, lượng estrogen đang đầy đủ. 

Người phụ nữ tuổi thọ kém thường có dấu hiệu khó di chuyển, bị phù chân, tê chân... Một số phụ nữ bị phù chân nghiêm trọng đến mức khi dùng tay ấn vào sẽ xuất hiện một vết lõm, loại phù nề này có thể xuất hiện vì bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận,… Nếu bị phù nề thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, không nên trì hoãn.

5e231243-cd2d-472f-a20c-ab620c76e643.jpg

Nhiều phụ nữ mới bước vào thời kỳ mãn kinh đã bị tê chân. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê chân, thường gặp là bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, tắc mạch chi dưới, bệnh mạch máu não. Nếu bị tê chân thì phải đến bệnh viện kịp thời, không nên trì hoãn, tránh để tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cũng sẽ tăng cao. Do đó cần duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để có thể giúp phòng bệnh tốt hơn.