Chặng đường đời không phải do chính chúng ta vẽ ra và làm chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, sự lựa chọn lại là nguyên nhân, và sau nguyên nhân sẽ có kết quả tương ứng.
Trưởng thành rồi mới biết nhiều rắc rối và niềm vui trong cuộc sống đều tự chúng ta tìm về, chúng không phải tự nhiên mà có. Vì vậy, khi biết tận dụng tốt “nhân” để đơm “quả” đẹp, thì người đó mới thực sự trưởng thành.
Trong giao tiếp, không phải ai cũng đáng được bạn đối xử chân thành. Có người đố kỵ, có người hám lợi, có người ghen ghét, có người đơn giản chưa trải sự đời.
Người có EQ cao sẽ khéo léo tránh những rắc rối này và che giấu 3 điều sau:
1. Cất giấu tổn thương
Sống trên thế giới này, có lẽ ai cũng mang vết thương trong lòng. Chỉ là một số người quen tiết lộ với người khác, mong muốn được thấu hiểu và quan tâm. Có người lại che đậy rất kín, sợ bị phát hiện.
Có người biết cô đơn là trạng thái bình thường ai cũng phải chịu, trên đời không có sự đồng cảm chân chính nên đã che giấu vết thương lòng, một mình chữa lành, không chịu tâm sự hay thổ lộ.
Rốt cuộc, ai lại không khao khát sự công nhận từ thế giới bên ngoài? Ai lại muốn sự khiếm khuyết của mình bị người khác phát hiện?
Tuy nhiên, vết thương của bạn không thể đổi lấy sự đồng cảm và thương hại của người khác. Thậm chí một số người ít có sự đồng cảm sẽ nghĩ rằng bạn yếu đuối và vô năng. Nói về những rắc rối và nỗi buồn của mình với một người như vậy chắc chắn khiến cho bạn càng thêm đau đớn. Nhiều người sẽ cười nhạo sự thất bại của bạn, coi bạn như mẩu chuyện trò trong lúc rảnh rỗi và lan truyền những lo lắng của bạn khắp nơi.
Vì vậy, người thông minh là phải biết chừa lại đường lui cho bản thân, không phải cái gì cũng chia sẻ. Cất giấu, tự chữa lành vết thương và hoàn thiện bản thân là cách tồn tại của người thành công.
2. Che giấu sự tức giận
Trong cuộc sống, chúng ta đều có những lúc mất kiểm soát cảm xúc. Trên đời này chẳng có ai hoàn hảo, người nào cũng có chút tính khí và khuyết điểm riêng, cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Tuy nhiên, người muốn có phúc là phải biết điều chỉnh cảm xúc, không để cảm xúc chi phối. Kiểu người biết rằng đôi khi người khác làm bạn xấu hổ, làm tổn thương bạn, lúc này không sân si, hận thù mới là trí tuệ.
Tức giận luôn có trong mỗi con người, nhưng đừng để nó xâm chiếm tâm hồn, chuyển hóa thành thù hận. Dù với mục đích hay nguyên nhân nào, thù hận luôn khiến con người ta bị bào mòn trong tinh thần, khó tìm thấy hạnh phúc, thay đổi tính nết.
Bạn có thể tức giận khi chuyện không như ý phát sinh, nhưng đừng ôm nó quá lâu và tốt nhất đừng cho người khác biết. Hãy tìm cách điều hướng cảm xúc, biết nghĩ tích cực hơn để tìm cách giải quyết. Đó mới là cách sống của người trí tuệ.
3. Ẩn giấu tham vọng
Ai cũng có tham vọng, nhưng đừng phóng túng, cực đoan.
Vì danh lợi mà có người liều lĩnh, bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp nguyên tắc và thuần phong mỹ tục, thường làm những việc hại người mà lợi cho mình. Tuy nhiên phải biết rằng, “cái gì nhiều quá cũng phản tác dụng”. Một khi tham vọng gây ảnh hưởng đến người khác thì đó không còn là điều đúng đắn.
Khi không thỏa mãn được những gì bản thân mong muốn, con người sẽ thay đổi hoàn toàn, vì vậy chúng ta phải học cách tu dưỡng đạo đức. Đừng thể hiện những tham vọng của bản thân chỉ vì thể diện, khoe khoang.
Tiếp xúc với mọi người, đừng quá tự cao, đừng công khai tài sản và địa vị của mình, nếu không sẽ khiến người khác ghen tị và nảy sinh ác ý.
Đến một lúc nào đó, bạn không còn cần sự công nhận của người khác để có được sự tự tin, tức là bạn đã trưởng thành.
Người thông minh biết tự chăm sóc bản thân và “ẩn” đi 3 điều trên thì mới có được cuộc sống bình yên, thuận buồm xuôi gió.