Trong mâm cơm của người Việt, có lẽ thịt lợn là thực phẩm quen mặt nhất vì chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, giàu dinh dưỡng và có thể chế biến được thành rất nhiều món ngon. Thịt lợn có chứa hàm lượng lớn protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ não bộ.

cach-chon-thit-ba-chi-1051.jpg

Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình. Công dụng tư âm nhuận táo. Trị các chứng bệnh nhiệt bệnh thương tân, tiêu khát, táo bón, mụn nhọt. Thịt lợn rất tốt nhưng chúng có thể bị mất tác dụng, sinh độc nếu chế biến cùng những thực phẩm đại kỵ sau đây.

1. Gan dê

Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”. Theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó thịt lợn có thể sinh nhiệt. Sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau.

Hơn nữa, gan dê có mùi hơi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn trở nên kém hấp dẫn, khó thưởng thức.

mon-an-bai-thuoc-tri-bat-luc-yeu-sinh-ly-cho-nam-gioi-hinh-4-1544014661029526952181.jpg

Thịt lợn không nên nấu cùng gan dê.

2. Gừng

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết gừng và thịt lợn là 2 thứ không nên kết hợp vì chúng "xung khắc". Người Việt có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt nhưng không nên nấu cùng. Khi ăn ở số lượng lớn, món ăn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.

thit-lon-xao-nam-re-tien-ma-ngon-khien-nhieu-nguoi-phai-hoi-han-vi-truoc-day-chua-tung-lam-1-1543808558-534-width650height558.jpg

3. Rau mùi tây

Theo quan điểm của Đông y, thịt lợn ích khí còn rau mùi tây có tính ôn, khi kết hợp hai món này cùng với nhau có thể phản tác dụng, có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu nếu như ăn quá nhiều.

tom-rang-thit.jpg

4. Nước trà

Theo y học cổ truyền, không nên ăn thịt heo cùng lúc với nước trà vì dễ gây táo bón.

5. Thịt bò

Thịt heo và thịt bò là 2 loại thịt nhiều dinh dưỡng, nhưng tuyệt đối không nên dùng cùng vì sẽ làm giảm công dụng của từng loại thịt.

cac-mon-xao-tu-thit-lon.jpg

6. Đậu tương

Theo Sohu, đậu và thịt lợn là những thực phẩm không hợp nhau. Lý do là vì trong đậu tương có chứa hàm lượng phốt pho cao, khoảng 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic. Nếu ăn cùng thịt lợn, đậu sẽ làm cho thịt bị giảm giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là giảm các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm...

Từ đó, 2 món này có thể làm giảm sự hấp thụ của cơ thể con người đối với dinh dưỡng, gây lãng phí món ăn.

Khi đi mua thịt lợn, cần đảm bảo tiêu chí gì để mua được thịt ngon, sạch?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), khi đi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần ghi nhớ những nguyên tắc nhất định để chọn được loại thịt an toàn, đảm bảo nhất.

- Đầu tiên cần chọn những miếng thịt màu hồng sáng, bì mềm mại, thớ thịt săn và đặc biệt ấn vào thấy đàn hồi tốt, không có vết lõm dính. Màu sắc của thịt phải tươi, dùng dao cắt miếng thịt thấy có máu tiết ra.

- Miếng thịt khi cầm có cảm giác chắc chắn, không lỏng lẻo. Thấy miếng thịt có mùi hôi, ra nhớt thì tuyệt đối không nên ăn để tránh nguy cơ ngộ độc.

Người Việt chớ dại nấu thịt lợn cùng những thực phẩm đại kỵ này vì có thể sinh độc, hại thân hoặc làm lãng phí dinh dưỡng món ăn - Ảnh 6.

Ngoài ra, theo PGS Thịnh các bà nội trợ chỉ nên mua thịt lợn ở các cửa hàng tin cậy, nếu mua thịt ở nơi có nguồn gốc rõ ràng thì tốt nhất. Khi mua thịt lợn về nên rửa thịt bằng nước sạch nhiều lần. Các bà nội trợ cũng có thể dùng muối hoặc nước muối pha loãng bóp thịt, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Trong quá trình nấu, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng có thể dùng thìa để hớt bỏ đi.