Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom theo dân gian) là bệnh được tạo thành do sự giãn quá mức các tĩnh mạch (phình tĩnh mạch) ở trực tràng và hậu môn gây viêm, sưng hoặc xung huyết (chảy máu). Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối, phát triển rất đau. Đây là căn bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Một số triệu chứng thường gặp là:

- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.

- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Bệnh trĩ khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn.

Nguy cơ gia tăng bệnh trĩ trong mùa hè

Mùa hè ở nước ta với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh trĩ với người chưa từng mắc, và dễ tái phát với người đã có tiền sử bị trĩ.

Đó là bởi:

- Mùa hè nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều gây cảm giác ngứa ngáy, nếu cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn và gây ra bệnh trĩ với người chưa từng mắc.

- Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời thường cao hơn nhiệt độ cơ thể, dễ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống qua loa khiến nhu động ruột hoạt động thất thường, thức ăn bị lắng đọng nên tình trạng khó tiêu hóa xảy ra, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ .

- Thực phẩm mùa hè dễ dàng bị biến chất, nếu ăn phải thức ăn đã ôi thiu rất dễ viêm ruột cấp tính, gây ra tiêu chảy, tạo điều kiện cho bệnh trĩ tấn công.

- Mùa hè thời tiết nóng nực, mọi người thường thích uống các loại đồ lạnh có đá để làm mát cơ thể tạm thời. Tuy nhiên khi cơ thể đang nóng lại uống các loại nước lạnh sẽ làm máu lưu thông kém và chậm hơn, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và hình thành bệnh trĩ.

- Đàn ông thường uống bia, rượu, cà phê để giải khát và thích ăn đồ cay nóng, nhiều thịt ít rau. Đây đều là những chất kích thích làm cho người bệnh dễ bị táo bón và gây ra bệnh trĩ .

- Dân văn phòng thường có thói quen ít vận động, khi thời tiết nắng nóng, ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ sẽ nảy sinh tâm lý ngại ra ngoài, khiến bệnh trĩ càng dễ xuất hiện.

- Đối với một số người yếu sức, khi đang ở trong môi trường điều hòa mát mẻ mà bước ra ngoài trời, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột rất dễ bị choáng, hệ tuần hoàn ngưng trệ, máu lưu thông ngược trở lại, dễ gây ra bệnh trĩ.

- Với những bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh thì các triệu chứng sẽ nặng hơn bởi nhiệt độ cao làm tăng mức độ giãn mạch, các búi trĩ có nguy cơ sưng to và đau hơn. Một số bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 4 có kèm theo cả rỉ nước, mùa hè mồ hôi toát ra nhiều khiến vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi nảy nở, gây mùi hôi nhiều hơn và dễ viêm nhiễm búi trĩ.

Mùa hè nóng bức làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Phòng bệnh trĩ mùa hè

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tái phát nặng hơn, cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa.

- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón. Có thể chọn diếp cá, củ nghệ, rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, … và các loại trái cây nhuận tràng như chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt…

- Mùa hè nóng bức khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, vì vậy mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để bù cho lượng nước đã mất và tránh táo bón.

- Không nhịn đi đại tiện, nên tập thói quen đi vào một giờ nhất định trong ngày, mỗi ngày một lần, tránh rặn nhiều có thể gây thêm tổn thương cho hậu môn. Đi xong cần dùng nước ấm để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh trĩ nên vệ sinh hậu môn 2- 3 lần/ngày.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng sẽ khiến các búi trĩ phát triển nhanh hơn.

- Hình thành thói quen vận động, tránh ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày, tốt nhất là đi bộ và yoga.

- Nếu đại tiện ra máu, cần đi khám và sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ càng sớm càng tốt để chữa trị dứt điểm, tránh bị đau đớn dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như diếp cá, nghệ, đương quy… giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ.

Thực phẩm chức năng 

An Trĩ Vương chứa thành phần là các thảo dược thiên nhiên như cao diếp cá, đương qui, curcumine, rutin (từ hoa hòe),…  giúp:

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón: Giúp cải thiện tình trạng chảy máu, đau ngứa rát, sa búi trĩ hoặc cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt kẽ hậu môn,…).

- Bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ nhằm dự phòng tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật hoặc phòng ngừa bệnh trĩ khi có nguy cơ cao như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp,…

An toàn cho người sử dụng, dùng được phụ nữ mang thai và cho con bú.

Sử dụng An Trĩ Vương để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón trong các trường hợp sau:

- Trĩ nội độ 1, 2, 3, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp: Uống An Trĩ Vương với liều tấn công 9v/ngày từ 2 tuần - 2 tháng, sau đó duy trì 6v/ngày trong 2 tuần - 2 tháng tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4v/ngày trong 1-2 tháng cuối.

- Trĩ nội độ 4: Nên phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, sau đó dùng An Trĩ Vương với liều duy trì 6-9v/ngày trong 2-3 tháng để giúp hồi phục chức năng hậu môn, giảm đau sau phẫu thuật, củng cố và tránh tái phát. 

An Trĩ Vương được bình chọn là 1 trong 10 “ Thương hiệu Việt tiêu biểu vì quyền lợi người tiêu dùng – 2014"

(An Trĩ Vương hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc).

Giấy xác nhận NDQC số: 1702/2014/TNQC-ATTP.

Sản phẩm của DP Vinh Gia: 116 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội. Liên hệ: 1800 1538.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.