Một vài tuần trước, có thể sự nghiệp của bạn vẫn còn rất ổn định. Giờ đây, với sự bùng phát của virus corona, nó đang tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến con người và kinh tế, bạn đột nhiên nhận được một tin buồn: Bạn đã bị sa thải.

Nguy cơ mùa dịch Covid-19: Phải làm gì đây, nếu ngày mai bạn bị sa thải? - Ảnh 1.

Đột nhiên, bạn lại tự hỏi mình: "Giờ làm gì đây?"

Nếu đối phó với đại dịch toàn cầu là chưa đủ, vậy bạn sẽ còn phải làm gì sau khi sự nghiệp thất bại, cả thế giới đều bị trì hoãn, toàn bộ các ngành công nghiệp đều phải đối mặt với sự sụp đổ và các công ty khác không còn nhu cầu tuyển dụng?

Mặc dù triển vọng công việc của bạn tại thời điểm này có vẻ ảm đạm, bạn vẫn có thể thực hiện các bước sau để cải thiện cơ hội tiếp cận với công việc mới.

MỐI QUAN HỆ VỮNG CHẮC

Giữa cuộc khủng hoảng, những vòng kết nối giữa chúng ta và bạn bè thường sẽ tạo nên sự khác biệt. Bây giờ là thời điểm lý tưởng để thiết lập các cuộc họp với đồng nghiệp, để đảm bảo rằng bạn có thể củng cố các mối quan hệ nghề nghiệp mà bạn đã xây dựng.

Những ngày này, trò chuyện video 1-1 sẽ có ý nghĩa hơn là hẹn nhau đi ăn trưa. Nhưng bạn có thể sử dụng quãng thời gian còn lại (chưa bị sa thải hoàn toàn) để giải thích hoàn cảnh của mình, chia sẻ kế hoạch và khám phá những phương thức mới có lợi cho cả 2 bên, ngay bây giờ hoặc trong tương lai.

CẮT GIẢM CHI TIÊU

Không ai có thể biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra trong mùa Covid-19 này, và chuyện bạn bị sa thải trong bao lâu cũng không thể biết trước. Bạn cần "mua" cho mình càng nhiều thời gian càng tốt. Giảm bớt hoặc cắt luôn các chi tiêu không cần thiết mà bạn có quyền quyết định như các khoản đăng ký dịch vụ trực tuyến. Cắt giảm chi phí liên quan đến các hoạt động bị cấm hoặc hạn chế do biện pháp cách ly xã hội gây ra như: tạm dừng đăng ký thành viên phòng tập, hủy bỏ các kỳ nghỉ đắt tiền và đừng đặt hàng quá thường xuyên.

Bằng cách giảm chi phí, bạn không chỉ giảm bớt áp lực tài chính mà còn cho phép bản thân tìm kiếm việc làm với ít sự tuyệt vọng và tự tin hơn.

CHẤP NHẬN NHỮNG CHUYỆN SẼ XẢY RA VÀ LUÔN HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC.

Mặc dù bạn có thể thất vọng, hoặc thậm chí tức giận về cách thức sa thải, điều xảy ra do một thứ hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng việc chấp nhận bị sa thải sẽ giúp bạn thích nghi nhanh nhất có thể. Thay vì ngẫm nghĩ quá nhiều, hãy tạo ra một kế hoạch hành động cho chính mình.

Xây dựng danh sách công việc cần làm như: cập nhật sơ yếu lý lịch, viết mẫu thư xin việc, yêu cầu đề xuất cho hồ sơ LinkedIn, đánh bóng profile trên mạng xã hội, tiếp cận với các mối quan hệ trong ngành và trả lời phỏng vấn. Hãy thử làm những điều trên để tạo nên một cơ hội việc làm cho chính bản thân mình trong tương lai.

GHI LẠI HẾT TẤT CẢ NHỮNG THÀNH TỰU GẦN ĐÂY NHẤT

Hãy chắc chắn rằng bạn nhớ tất cả các thành tựu quan trọng của mình kể từ vị trí công việc hiện tại. Ghi lại tất cả những thành tựu quan trọng của bạn vào một tài liệu ở đâu đó, để sau này bạn có thể biến chúng thành những gạch đầu dòng trong lý lịch của mình. Đảm bảo lý lịch của bạn được cập nhật và sẵn sàng gửi đi khi có cơ hội.

Hơn nữa, bây giờ cũng là thời điểm tốt để xin người quản lý cũ đề xuất mình trên LinkedIn.

TÁI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Mặc dù việc sa thải giáng một đòn chí mạng vào hồ sơ nghề nghiệp của bản thân, nhưng cách bạn đối mặt với nghịch cảnh và thất bại là một cơ hội để xác định lại thương hiệu cá nhân của mình.

Bạn phải chủ động làm gì để lấy lại những gì mình mất? Những cống hiến nào từ bạn mà người khác sẽ cần? Hãy sử dụng thời gian này để củng cố các phẩm chất của bản thân như: sự kiên trì, chủ động và tích cực. Điều này có thể hấp dẫn các nhà tuyển dụng trong tương lai. Ví dụ, hãy đưa ra những cách sáng tạo để tiếp cận với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Tự đăng bài viết trên LinkedIn hoặc Medium để truyền tải các kỹ năng và sở thích chính của mình. Tránh nói tiêu cực về sếp cũ, và tập trung vào những điểm mạnh của bản thân.

REFRESH BẢN THÂN

Khi phải giải thích về việc bị sa thải, người ta thường cảm thấy e dè, cay đắng hoặc không an toàn. Cách tốt nhất để tránh điều này là thoải mái với thực tế rằng việc bị sa thải không phải là do bản thân bạn. Hãy dành thời gian này để nhắc nhở bản thân về những thành tựu, những kỹ năng quan trọng và những điểm mạnh bạn dự định sẽ cống hiến cho vai trò tiếp theo của mình.

Từ đó, phát triển một bài nói về bản thân khi người ta hỏi bạn những chuyện trong quá khứ. Bạn có thể nói thẳng thắn về việc sa thải và tập trung vào tương lai. Hãy đảm bảo rằng bạn dành ra 2-3 phút để nói rõ ràng về câu chuyện sự nghiệp của mình, sẵn sàng trả lời câu hỏi "Giới thiệu bản thân của bạn."

Bắt đầu, bạn hãy giới thiệu tổng quan về sự nghiệp của mình, sau đó tóm tắt các mục tiêu, kinh nghiệm, thành tựu và những thay đổi. Cuối cùng, tóm tắt các đặc điểm công việc mà bạn đang tìm kiếm, tại sao công ty này và vị trí này rất phù hợp với bạn.

Với bản tóm tắt ngắn này, bạn có thể trình bày một cách lịch sự và chuyên nghiệp khi ai đó hỏi về lịch sử công việc của bạn.

Nguy cơ mùa dịch Covid-19: Phải làm gì đây, nếu ngày mai bạn bị sa thải? - Ảnh 2.

CHIA SẺ TIN BẠN ĐÃ BỊ SA THẢI

Bạn phải gác cái tôi của mình sang một bên, và hãy chia sẻ rộng rãi tin tức mình đã bị sa thải với những người khác, để họ có thể giúp bạn mở ra những cánh cửa cơ hội khác, cho dù là bằng cách giới thiệu cho bạn một người nào đó hoặc cung cấp cho bạn một thông tin nào đó.

Hãy chắc chắn chỉ chia sẻ khi bạn đã hiểu rõ vị trí mong muốn của mình là gì, và bạn đã tinh chỉnh bài thuyết trình của mình.

Với hoàn cảnh hiện tại, bạn nên làm điều này một cách tinh tế người khác không cảm thấy bạn đang cho rằng mình là trung tâm của đại dịch. Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào bạn tiếp cận cũng có thể đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid 19. Hãy nói rõ rằng bạn nhận thức được sự bùng phát hiện tại, cùng với những áp lực to lớn mà mọi người phải chịu. Đừng để mọi người cảm thấy bạn đang lợi dụng hay hối thúc họ, trong khi họ vẫn còn phải giải quyết cho các ưu tiên của mình.

Không cần phải nói, bạn phải biết rằng mình nên lịch sự và thấu hiểu nếu như người ta không có thời gian trả lời bạn.

MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI BẠN BÈ ẢO

Có rất nhiều thành phố đang bị phong tỏa trong thời điểm này, bạn không thể tham gia vào các sự kiện kết nối bạn bè trực tiếp hoặc mời ai đó đi uống cà phê. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết nối bạn bè một cách khá hiệu quả. Những người làm việc tại nhà có thể cởi mở hơn khi nói chuyện với bạn vì họ khao khát được kết nối với con người.

Hãy thiết lập các cuộc phỏng vấn thông tin trên các nền tảng hội nghị như Zoom hoặc Skype. Tham gia càng nhiều càng tốt các hội thảo trực tuyến, hội chợ việc làm ảo hoặc các cuộc gặp gỡ ảo, thiết lập kết nối chuyên nghiệp với những người khác tại nhà của bạn.

TÌM NGUỒN "NHIÊN LIỆU"

Thế giới bây giờ đầy bất trắc. Những người tôi biết đều không chắc chắn về tương lai của thế giới, của sự nghiệp hoặc của người mà họ yêu. Và chuyện làm lại từ đầu sau khi bị sa thải còn áp lực hơn. Cố gắng làm lại từ đầu trong tâm dịch? Việc này thậm chí còn mệt mỏi hơn.

Một cách để chống lại điều này là tìm một nguồn nhiên liệu để giúp bạn vượt qua giai đoạn này của sự nghiệp. Đảm bảo giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bản thân hoặc tìm nguồn cảm hứng thông qua sách, podcast để vực dậy tinh thần. Khi tôi cần nguồn cảm hứng, tôi thường nghe các bài nói chuyện TEDx truyền cảm hứng về nhảy việc, hoặc tôi tìm đến các podcast, chúng nhắc nhở tôi rằng hầu hết những người thành công phải vượt qua nghịch cảnh trong hành trình sự nghiệp của họ.

Thú nhận bị sa thải có thể là một trong những thời điểm khó khăn nhất của sự nghiệp. Đôi khi, chỉ cần nhận ra sau khi leo núi vất vả mà không đạt được những gì mình mong đợi có thể làm bạn chán nản. Nhưng, hãy biết rằng, đây là một cuộc đua marathon, không phải là chạy nước rút, vì vậy, hãy tăng tốc bản thân.

Không phải làm theo những lời khuyên trên đây là bạn sẽ thành công ngay lập tức, nhưng với sự nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể thay đổi được gì đó, bất chấp thời điểm khó khăn như hiện tại.

Nguy cơ mùa dịch Covid-19: Phải làm gì đây, nếu ngày mai bạn bị sa thải? - Ảnh 3.