Theo bác sĩ Christopher Williams, tác giả cuốn sách nhan đề “Cách nhanh nhất để có thai một cách tự nhiên”, việc “dung nạp protein không thích hợp có thể làm giảm sút tần số của chu kỳ kinh nguyệt và cũng có thể góp phần dẫn đến sẩy thai”.

Protein tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Cũng theo bác sĩ Williams: “Lượng protein được khuyên dùng ở phụ nữ không mang thai tối thiểu từ 45g đến 50g/ ngày. Khi mang thai, một phụ nữ cần gia tăng lượng protein tối thiểu từ 60g đến 65g/ ngày. Ngoài ra, những phụ nữ tập luyện thể thao cần tăng thêm lượng protein và tăng cường thêm vitamin, chất khoáng bằng các thành phần bổ sung. Cũng đừng quên bổ sung thêm a xít pholic trước khi muốn có con”.

Mối liên quan giữa những người ăn chay, protein và nguy cơ vô sinh

Được biết, hầu hết những người ăn chay thường không dung nạp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Theo bác sĩ Williams: "Các protein được tạo thành từ các amino a xít. Trong số 21 loại amino a xít cần thiết cho nhu cầu cơ thể, có 9 loại không do cơ thể tạo thành và cần được hấp thu từ thực phẩm. Trong khi đó, chín loại amino a xít này rất cần thiết cho nhu cầu của cơ thể”. Để dung nạp đủ protein và tăng cường khả năng thụ thai, những người ăn chay cần biết kết hợp các loại thực phẩm. Chẳng hạn như, kết hợp ăn giữa các loại đậu và gạo, phô mai và mì ống...
 
 
Một số thực phẩm thông thường chứa nhiều protein như: sườn thịt cừu (32g protein/ 3 oz), thịt nướng (20g protein/ 3 oz), gan động vật (22g protein/ 3 oz), cá (17g protein/ 3 oz cá tuyết), thịt gà (26g protein/ 3 oz), sữa (8g protein/ 1 tách), yaourt (10g protein/ 8 oz), trứng (6g protein/ cái), mì ống và phô mai (10g protein/ 1 chén), gạo (4g protein/ 1 chén gạo hạt dài), mì Spaghetti (7g protein/ 1 chén), ngũ cốc (11g protein/ 1 chén), quả hạnh ( 21g protein/ 1 chén), đậu phộng (37g protein/ 1 chén), bông cải (6g protein/ 1 chén đã nấu chín)…

Và những hệ lụy khác 

Nghiên cứu cho biết: “Nguyên nhân gây vô sinh và sẩy thai ở phụ nữ có thể do trục trặc về một loại protein duy nhất. Đó là kết quả của sự khiếm khuyết của lượng protein có tác dụng hiệu chỉnh sự cân bằng chất lỏng của các bộ phận trong dạ con, từ đó dẫn đến vô sinh và giảm khả năng có con ở phụ nữ”. Qua những mẫu thử được lấy từ dạ con của hơn 100 phụ nữ, các chuyên gia thuộc trường ĐH Hoàng Gia London phát hiện: "Những phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân có lượng protein SGK1 trong dạ con ở mức cao hơn.
 
Điều này có khuynh hướng phá vỡ sự sản xuất protein có trong trứng thụ tinh và dạ con, là những yếu tố gây vô sinh. Thuốc men chữa bệnh có thể là thủ phạm góp phần gây ra hậu quả này”. Theo bác sĩ Madhuri Salker cũng thuộc nhóm nghiên cứu: "Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiến hành sinh thiết cho dạ con để xác định những bất thường gây nguy cơ cao những biến chứng khi mang thai để có giải pháp điều trị, trước khi phụ nữ mang thai”.
 
Giáo sư Richard Fleming thuộc Trung tâm Sinh sản Y khoa Glasgow (Anh): "Để giải quyết vấn đề, chúng ta cần có loại enzyme đặc biệt và cần tập trung nỗ lực điều trị từ nó”. Tạp chí Nature Medicine (Anh) cho biết thêm: "Một trong tám trường hợp được biết có thai rồi bị sẩy thai và sẩy thai tái phát có khuynh hướng tác động đến một trong số 100 người”.
 
Thử nghiệm trên chuột bị giảm sút hoạt động protein SGK1 trong quá trình mang thai cũng phát hiện, có chiều hướng suy giảm việc bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong tiến trình thay đổi của các mô dẫn đến sẩy thai. Sự thiếu điều tiết của một protein duy nhất trong hai của những ngăn tế bào riêng biệt của màng dạ con, các tế bào biểu mô và chất đệm bên dưới, có liên quan đến nhiều sự cố về cấy ghép và sẩy thai.