Tại TP HCM đêm trăng máu 8-11, thời tiết khá u ám đầu buổi tối nên hầu hết người quan sát không thể đón được giai đoạn nguyệt thực toàn phần - tức "trăng máu" - cũng như "ảo ảnh Mặt Trăng" đặc biệt lúc hoàng hôn, nhưng lại nhìn thấy một mặt trăng hơi cam và... bị cắn dở sau đó.

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 1.

Mặt Trăng bị "cắn dở" và chỉ hơi cam nhìn từ TP HCM lúc 19 giờ 15 phút đêm 8-11 (Ảnh: ANH THƯ)

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 2.

Một số giai đoạn của đêm nguyệt thực (Ảnh: NASA/SPACE)

Theo Time and Date, kết quả định vị tại TP HCM cho thấy nguyệt thực đêm qua đã xuất hiện ở ba giai đoạn, bắt đầu ngay điểm cực đại của giai đoạn toàn phần vào lúc 17 giờ 59 phút ngày 8-11 (giờ Việt Nam).

Những ai chỉ quan sát thấy mặt trăng hơi cam và bị cắn dở khá rõ ràng - vốn khá phổ biến ở nhiều quận huyện bởi thời tiết TP HCM tốt lên sau 19 giờ - là giai đoạn nguyệt thực một phần từ 18 giờ 41 phút đến 19 giờ 49 phút.

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 3.

Lúc 19 giờ 35 phút, vết "cắn dở" vẫn còn biến mất như Mặt Trăng vẫn hơn cam so với thông thường (Ảnh: ANH THƯ)

Nếu trời tiếp tục trong xanh và có một chiếc ống nhòm, bạn có thể quan sát thêm nguyệt thực nửa tối từ 19 giờ 49 phút đến 20 giờ 56 phút.

Nguyệt thực nửa tối là một sự kiện khá khó quan sát, nhưng nếu được hỗ trợ bởi thời tiết tốt và một chiếc ống nhòm, hay kính thiên văn, bạn có thấy nó như một phiên bản nhạt hơn của nguyệt thực bán phần. Nó bắt đầu bằng mặt trăng ở trạng thái hơi ngả vàng cam và kém sáng hơn trăng tròn thông thường, sau đó một "bóng ma" khá mờ nhạt dần kéo khỏi Mặt Trăng, trả lại ánh sáng trong hơn.

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 4.

Mặt Trăng trong "nguyệt thực nửa tối" có màu hơi tối hơn Mặt Trăng bình thường (ảnh phải) và cũng mờ hơn, khó quan sát các hố va chạm dù chụp bằng cùng một thiết bị (Ảnh: ANH THƯ)

Với thiết bị quan sát tốt, bạn có thể nhìn được cảnh mặt trăng bị "cắn dở" một lần nữa, nhưng lần này phần bị cắn mất đơn giản là hơi tối hơn.

Theo Earth and Sky, nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng vừa đi khỏi bóng tối hoàn toàn của Trái Đất mỗi lần nguyệt thực (nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng và bóng tối Trái Đất phủ lên Mặt Trăng).

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 5.

Các giai đoạn của nguyệt thực sẽ khác nhau, trong đó trăng máu là khi trăng ở trong bóng tối Trái Đất (Umbra), bán phần là khi nó chuyển từ bóng tối sang vùng bóng nửa tối (Penumbra) và cuối cùng là hơi tối khi còn lang thang trong vùng bóng nửa tối (Ảnh: TIME AND DATE)

Ở "rìa" vùng bóng tối đó là một khoảng "bóng nửa tối", đủ làm mặt trăng hơi tối đi, mà qua góc nhìn bằng mắt thường hay ảnh chụp điện thoại - tức xuyên qua lớp khí quyển dày - bạn sẽ thấy ánh trăng ngả vàng cam hơn bình thường một chút nhưng sáng màu hơn trăng máu rất nhiều.

Việc quan sát được giai đoạn nào của trăng máu hay cả quá trình sẽ phụ thuộc vào thời tiết nơi bạn quan sát, bởi như bất kỳ trăng tròn nào, nó có thể bị ẩn trong các đám mây bất cứ lúc nào. Trăng máu không phải trăng tròn dễ quan sát bởi nó tối hơn trăng thông thường.

Một số hình ảnh về trăng máu đêm 8-11 trên thế giới:

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 6.

Trăng máu nhìn từ Trung tâm Vũ trụ Kenedy của NASA (Florida - Mỹ) (Ảnh: NASA)

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 7.

Góc nhìn từ Đài tưởng niệm Washington - Mỹ (Ảnh: Steven Labkoff/TWITTER)

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 8.

Một người dân Tokyo chụp bằng iPhone của mình (Ảnh: TortaP|Leo/TWITTER)

Nguyệt thực bóng ma: Vì sao trăng máu ở TP.HCM hai lần bị cắn dở? - Ảnh 9.

Trăng máu ở vùng Dnipropetrovsk, Ukraine (Ảnh: REUTERS)