Linh và Hoàng (Hà Nội) đã cưới nhau được hơn một năm. Hiện hai người đang trong cảnh ở nhà thuê. Linh dự định để dành tiền mua nhà rồi sẽ sinh em bé. Ấy vậy mà Linh mãi vẫn chưa thực hiện được, cũng chỉ bởi chữ “hiếu” quá to với nhà chồng của Hoàng.
Hai vợ chồng từ lúc mới cưới đã bàn với nhau, lương của Linh để chi tiêu ăn mặc hàng ngày, lương của Hoàng sẽ gửi tiết kiệm dành mua nhà, sau này còn lo cho con. Hồi yêu nhau, Linh cũng biết Hoàng rất có hiếu với bố mẹ, làm được bao nhiêu phần lớn anh đều gửi về nhà. Không ngờ có gia đình riêng rồi nhưng Hoàng vẫn giữ nguyên "tác phong" như vậy.
Hễ ở quê gọi điện lên có đề đạt gì là anh liền đáp ứng mà không suy nghĩ. Lúc thì bố chồng gọi bảo muốn sửa cái nhà, xây mới cái bếp, mua cái ti vi màn hình phẳng xem cho thích, hay mua cái máy giặt cho đỡ vất vả.
Lúc thì mẹ chồng gọi vay tiền mua cái xe máy cho em trai. Khi thì em trai gọi xin cái máy tính, xin tiền tiêu, rồi vay vốn kinh doanh. Điều đáng nói là em trai Hoàng đã 25 tuổi và không có bằng cấp gì.
Bố chồng, mẹ chồng, em chồng đều ngọt nhạt bảo rằng vay, khi nào có sẽ trả. Nhưng Linh xác định chắc đến 100% đó là khoản viện trợ không hoàn lại, bởi vay bao lâu rồi có thấy họ đả động gì đến trả đâu. Không những thế, ông bà dưới quê còn liên tục đưa ra những yêu sách mới và “nặng” hơn đối với 2 vợ chồng cô.
Trong khi ấy ở trên thành phố, Linh phải căn ke chi tiêu. Muốn mua cái gì, Linh cũng chả dám, tự nhủ bảo tiết kiệm mua nhà, lo cho con. Hoàng thì chỉ chăm chăm lo cho đằng nhà mình, chả ỏ ê gì đến nhà ngoại. Giá kể với bên nào cũng nhiệt tình như thế thì Linh còn đỡ tủi thân.
Ấm ức, Linh than vãn với chồng thì Hoàng thản nhiên với câu nói muôn thuở: “Ba mẹ nuôi anh ăn học bao năm, khổ cả đời rồi. Giờ anh phải bù đắp và lo cho em trai chứ!”. Nhiều lần quá, Linh tức sôi máu “bật” lại: “Ba mẹ em không phải nuôi em ăn học à, không khổ cực à?”. Thế là lại chiến tranh lạnh.
Linh chán lắm mà chưa biết làm thế nào. “Biết là con cái phải hiếu thuận, phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ. Nhưng có gia đình riêng rồi cũng phải có ý thức lo cho gia đình riêng chứ?” - Linh ngán ngẩm nói.
Hồi yêu nhau, Linh cũng biết Hoàng rất có hiếu với bố mẹ, làm được bao nhiêu phần lớn anh đều gửi về nhà. Nhưng không ngờ có gia đình riêng rồi mà anh vẫn giữ nguyên "tác phong" như vậy (Ảnh minh họa).
"Bố mẹ, anh em trước đã, vợ con xếp sau!"
Chị Hoa và anh Dũng đều là du học sinh ở Mỹ. Họ yêu nhau, lấy nhau rồi định cư luôn bên đó. Chị cũng biết Dũng rất có hiếu với bố mẹ. Anh học giỏi, xin được học bổng du học chứ gia đình anh ở quê cũng không có điều kiện. Từ những năm đi học, tiền đi làm thêm cộng với tiền học bổng, anh đều gửi về quê cho bố mẹ.
Nguyện vọng của bố mẹ anh là anh trai anh, cũng là con trưởng trong nhà phải có nhà riêng ở Hà Nội (anh chị chồng đang ở nhà thuê), mà bố mẹ anh không có điều kiện mua. Và thế là anh - người con giỏi giang nổi bật nhất nhà, phải có trách nhiệm chung tay mua cho anh trai. Đến khi lấy chị Hoa, anh Dũng vừa dồn đủ tiền mua cho anh trai cái nhà nên chả còn xu nào làm vốn cho 2 vợ chồng.
Em gái anh sinh con ở quê, cho con ăn sữa nhưng phải là sữa ngoại do đích thân chồng chị mua và gửi về. Đến 2 - 3 tuổi vẫn chỉ uống sữa ngoại mà thôi. Cô ấy còn liên tục gọi điện kêu than khó chỗ nọ, khổ chỗ kia. Thế là chồng chị lại gom tiền gửi về cho bố mẹ, anh chị em “đỡ khổ”.
Nếu như gia đình chị giàu có, thừa thãi thì chả nói làm gì. Nhà mua cho anh trai rồi nhưng chị với anh bên đó vẫn phải ở nhà thuê. Anh động viên chị ở vậy thêm vài năm nữa, để anh lo cho bố mẹ, anh em ngon nghẻ đã.
Chị đang mang bầu 6 tháng, sắp sinh đến nơi mà cứ tích góp được đồng nào, anh lại chăm chăm gửi về nước cho gia đình. Ức chế quá, chị gay gắt thì anh cười xòa bảo: “Phụng dưỡng bố mẹ, lo cho anh em là trách nhiệm của anh. Vợ chồng mình chịu khó khổ vài năm nữa, khi nào mọi người đầy đủ rồi thì thôi!”.
Bên này anh chị kiếm tiền cũng khá, nhưng nhà chưa có, bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên chị cũng phải tiết kiệm, tính toán. Mà có phải chị keo kiệt với nhà chồng đâu. Chị vẫn gửi về biếu bố mẹ suốt. Ông bà ốm đau, chị chu đáo mua thuốc ngoại, thuốc bổ gửi về.
Đỉnh điểm là dịp cuối năm vừa rồi, anh được thưởng một khoản kha khá. Chị đang mừng thầm có thêm tiền để dành mua nhà thì anh lại định gửi hết về nước cho bố mẹ vui. Chị phải làm ầm lên anh mới bỏ ý định, nhưng trong lòng vẫn hậm hực lắm.
Nhiều lúc, chị thấy mình không thể chịu đựng nổi nữa. Trong khi vợ sống tiết kiệm từng đồng để chăm chút và vun vén cho gia đình thì chồng chỉ biết lo nghĩ cho nhà chồng.
Bố chồng, mẹ chồng, em chồng đều ngọt nhạt bảo rằng vay, khi nào có sẽ trả. Nhưng Linh xác định chắc đến 100% đó là khoản viện trợ không hoàn lại, bởi vay bao lâu rồi có thấy họ đả động gì đến trả đâu. Không những thế, ông bà dưới quê còn liên tục đưa ra những yêu sách mới và “nặng” hơn đối với 2 vợ chồng cô.
Trong khi ấy ở trên thành phố, Linh phải căn ke chi tiêu. Muốn mua cái gì, Linh cũng chả dám, tự nhủ bảo tiết kiệm mua nhà, lo cho con. Hoàng thì chỉ chăm chăm lo cho đằng nhà mình, chả ỏ ê gì đến nhà ngoại. Giá kể với bên nào cũng nhiệt tình như thế thì Linh còn đỡ tủi thân.
Ấm ức, Linh than vãn với chồng thì Hoàng thản nhiên với câu nói muôn thuở: “Ba mẹ nuôi anh ăn học bao năm, khổ cả đời rồi. Giờ anh phải bù đắp và lo cho em trai chứ!”. Nhiều lần quá, Linh tức sôi máu “bật” lại: “Ba mẹ em không phải nuôi em ăn học à, không khổ cực à?”. Thế là lại chiến tranh lạnh.
Linh chán lắm mà chưa biết làm thế nào. “Biết là con cái phải hiếu thuận, phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ. Nhưng có gia đình riêng rồi cũng phải có ý thức lo cho gia đình riêng chứ?” - Linh ngán ngẩm nói.
Hồi yêu nhau, Linh cũng biết Hoàng rất có hiếu với bố mẹ, làm được bao nhiêu phần lớn anh đều gửi về nhà. Nhưng không ngờ có gia đình riêng rồi mà anh vẫn giữ nguyên "tác phong" như vậy (Ảnh minh họa).
"Bố mẹ, anh em trước đã, vợ con xếp sau!"
Chị Hoa và anh Dũng đều là du học sinh ở Mỹ. Họ yêu nhau, lấy nhau rồi định cư luôn bên đó. Chị cũng biết Dũng rất có hiếu với bố mẹ. Anh học giỏi, xin được học bổng du học chứ gia đình anh ở quê cũng không có điều kiện. Từ những năm đi học, tiền đi làm thêm cộng với tiền học bổng, anh đều gửi về quê cho bố mẹ.
Nguyện vọng của bố mẹ anh là anh trai anh, cũng là con trưởng trong nhà phải có nhà riêng ở Hà Nội (anh chị chồng đang ở nhà thuê), mà bố mẹ anh không có điều kiện mua. Và thế là anh - người con giỏi giang nổi bật nhất nhà, phải có trách nhiệm chung tay mua cho anh trai. Đến khi lấy chị Hoa, anh Dũng vừa dồn đủ tiền mua cho anh trai cái nhà nên chả còn xu nào làm vốn cho 2 vợ chồng.
Em gái anh sinh con ở quê, cho con ăn sữa nhưng phải là sữa ngoại do đích thân chồng chị mua và gửi về. Đến 2 - 3 tuổi vẫn chỉ uống sữa ngoại mà thôi. Cô ấy còn liên tục gọi điện kêu than khó chỗ nọ, khổ chỗ kia. Thế là chồng chị lại gom tiền gửi về cho bố mẹ, anh chị em “đỡ khổ”.
Nếu như gia đình chị giàu có, thừa thãi thì chả nói làm gì. Nhà mua cho anh trai rồi nhưng chị với anh bên đó vẫn phải ở nhà thuê. Anh động viên chị ở vậy thêm vài năm nữa, để anh lo cho bố mẹ, anh em ngon nghẻ đã.
Chị đang mang bầu 6 tháng, sắp sinh đến nơi mà cứ tích góp được đồng nào, anh lại chăm chăm gửi về nước cho gia đình. Ức chế quá, chị gay gắt thì anh cười xòa bảo: “Phụng dưỡng bố mẹ, lo cho anh em là trách nhiệm của anh. Vợ chồng mình chịu khó khổ vài năm nữa, khi nào mọi người đầy đủ rồi thì thôi!”.
Bên này anh chị kiếm tiền cũng khá, nhưng nhà chưa có, bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên chị cũng phải tiết kiệm, tính toán. Mà có phải chị keo kiệt với nhà chồng đâu. Chị vẫn gửi về biếu bố mẹ suốt. Ông bà ốm đau, chị chu đáo mua thuốc ngoại, thuốc bổ gửi về.
Đỉnh điểm là dịp cuối năm vừa rồi, anh được thưởng một khoản kha khá. Chị đang mừng thầm có thêm tiền để dành mua nhà thì anh lại định gửi hết về nước cho bố mẹ vui. Chị phải làm ầm lên anh mới bỏ ý định, nhưng trong lòng vẫn hậm hực lắm.
Nhiều lúc, chị thấy mình không thể chịu đựng nổi nữa. Trong khi vợ sống tiết kiệm từng đồng để chăm chút và vun vén cho gia đình thì chồng chỉ biết lo nghĩ cho nhà chồng.
Cãi nhau chán rồi lại thôi, chồng chị cũng chẳng thay đổi suy nghĩ. Anh vẫn cứ phải lo cho bố mẹ, anh em đã, rồi mới đến lượt vợ con. Vợ con có khổ cũng mặc kệ!