Trồng cây hẹ đơn giản tại thành phố cũng như nông thôn, lại chữa bách bệnh cho con

Là một loại rau gia vị với mùi thơm đặc trưng, lá hẹ là một trong những món ăn được người Việt vô cùng ưa chuộng. Trong khi ở nông thôn, nhiều gia đình trồng thành những luống hẹ ngoài ruộng thì ở thành phố, bạn cũng dễ dàng trồng được loại cây này vào những chiếc chậu nhỏ đặt ngoài ban công. 

Nhà nào cũng nên trồng sẵn một chậu cây hẹ vì những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quá tốt thế này - Ảnh 1.

Trong khi ở nông thôn, nhiều gia đình trồng thành những luống hẹ ngoài ruộng thì ở thành phố, bạn cũng dễ dàng trồng được loại cây này vào những chiếc chậu nhỏ đặt ngoài ban công.

Vì sao mỗi gia đình nên có một chậu cây hẹ? Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, công dụng của cây hẹ rất phong phú. Lá hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương, đồng thời có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả. Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Trong sách Bản thảo thập di ghi nhận công dụng của cây hẹ: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Nghiên cứu của y học hiện đại nhận định, hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Hẹ cũng chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương, cực tốt cho phụ nữ. Đây không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý trong Đông y, dễ sử dụng lại lành tính nên thích hợp dùng cho cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ.

Nhà nào cũng nên trồng sẵn một chậu cây hẹ vì những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quá tốt thế này - Ảnh 2.

Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên.

Công dụng của cây hẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo lương y Vũ Quốc Trung, công dụng của cây hẹ với trẻ nhỏ thể hiện rõ ở vai trò chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da, trị giun kim mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Sử dụng hẹ để làm thuốc kháng sinh tự nhiên siêu mạnh cho trẻ là điều nên làm trong thời đại lạm dụng kháng sinh hiện nay.

Từ những công dụng của cây hẹ, giới chuyên gia đúc kết một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

Nhà nào cũng nên trồng sẵn một chậu cây hẹ vì những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quá tốt thế này - Ảnh 3.

Ăn hẹ đem lại nhiều công dụng nhưng những người có thể trạng âm suy, bốc hỏa thì không nên dùng.

- Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.

- Chữa ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ tươi (20g) kết hợp cùng đường phèn, hấp cơm hoặc chưng cách thủy, sau đó lấy nước cho trẻ uống.

- Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

- Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

Nhà nào cũng nên trồng sẵn một chậu cây hẹ vì những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quá tốt thế này - Ảnh 5.

Công dụng của cây hẹ với trẻ nhỏ thể hiện rõ ở vai trò chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da, trị giun kim mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược.

- Chữa đái dầm, tiêu chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ với công thức rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

- Chữa ghẻ: Lá hẹ 50g, rau cần 30g, tất cả giã nát, đắp lên chỗ tổn thương, ngày 2 lần.

- Chữa giun kim: Sắc lá hay rễ hẹ giã lấy nước cho uống.

Lưu ý: Ăn hẹ đem lại nhiều công dụng nhưng những người có thể trạng âm suy, bốc hỏa thì không nên dùng. Thông tin chữa bệnh từ cây hẹ có tính chất tham khảo, cần chia sẻ cụ thể tình trạng bệnh cho bác sĩ để xem có dùng được bài thuốc từ hẹ chữa bệnh cho con bạn hay không vì còn phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý, cơ địa…