Đây là hình ảnh bao bì của sản phẩm bánh mì có tiếng ở Nhật Bản. Món bánh này có hương vị của mật ong và bơ. Vậy nên không có gì khó hiểu khi nhà sản xuất sử dụng hình ảnh mật ong và hoa keo (được cho là tạo ra mật ong) để minh họa trên bao bì.
Tuy nhiên, một người dùng Twitter làm nghề nuôi ong tình cờ đã phát hiện và chỉ ra lỗi sai cho nhà sản xuất. Theo đó, loại hoa màu vàng trên bao bì là cây keo, nở hoa vào mùa đông và không thể tạo ra mật.
Anh ấy đã liên lạc với công ty sản xuất bánh Yamazaki qua điện thoại và nhanh chóng nhận được câu trả lời. Họ còn cảm ơn người đàn ông nuôi ong đã chỉ ra lỗi và gửi một gói quà với nhiều sản phẩm snack kèm thư cảm ơn.
Những người dùng Twitter khác đã rất ấn tượng với con mắt sắc sảo của người nuôi ong, nhưng hơn thế, họ khen ngợi phản ứng kịp thời của công ty Yamazaki.
- Ôi thực sự rất vui vì công ty đã tiếp nhận phản hồi của khách hàng một cách nghiêm túc.
- Một công ty lớn phải thừa nhận rằng họ đã sai.
- Đây là một đóng góp mang tính xây dựng.
- Họ rõ ràng quan tâm đến tất cả các chi tiết của sản phẩm của họ. Tôi thích điều đó.
Trên thực tế, cây keo không tạo ra mật ong. Thay vào đó, mật được tạo từ những bông hoa của cây châu chấu đen, còn được gọi là cây keo giả vì nó khá giống với cây keo trên hình minh họa ở trên. Hoa keo trắng giả có màu trắng, hoa keo có màu vàng, 2 cây này cùng thuộc một họ.
Và điều bất ngờ là chỉ một vài tuần sau khi nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng, công ty sản xuất snack đã sửa lại một loạt bao bì để mô tả đúng loại hoa keo giả.
Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ thôi nhưng công ty Nhật vẫn quyết định thiết kế và sửa lại toàn bộ bao bì để chính xác về kiến thức thực vật học. Họ đã gửi lời cảm ơn và thưởng cho khách hàng đã phát hiện ra sai sót.
Nguồn: Soranews24