Hãy nghĩ đến chuyện "chuyển từ ăn đồ ăn vặt sang chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng" thì mọi chuyện sẽ ra sao nhỉ? Tất nhiên là chúng ta sẽ có sức khỏe tốt và giữ được cân nặng vừa ý, không phải lo đến chuyện thừa cân rồi. Và tiến sĩ Helen McCarthy, một nhà tâm lý học lâm sàng, đã tạo ra một con lắc ngon miệng có thể giúp bạn thực hiện điều này. Nếu bạn làm theo lời khuyên của tiến sĩ McCarthy, mọi việc sẽ trở nên khá dễ dàng để cuối cùng bạn chỉ cần tận hưởng thành quả mình đạt được.

Hãy xem kỹ thuật ăn uống theo "con lắc ngon miệng" này hoạt động như thế nào.

Con lắc ngon miệng

Nhà tâm lý học tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách "tập luyện sự thèm ăn của bạn": Tết này lo gì chuyện tăng cân - Ảnh 1.

Con lắc ngon miệng hay con lắc thèm ăn là một thang điểm 11, từ −5 là "Cực kỳ đói" đến +5 là "No đến mức khó chịu". Trong cuốn sách "How to Retrain Your Appetite" (Cách kiềm chế sự thèm ăn của bạn), tiến sĩ Helen giải thích rằng khi chúng ta không đói, con lắc ở vị trí 0, nó trung tính. Khi chúng ta đói, nó đi vào phần trừ và vào phần cộng khi chúng ta bắt đầu ăn.

Nhà tâm lý học tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách "tập luyện sự thèm ăn của bạn": Tết này lo gì chuyện tăng cân - Ảnh 2.

Tiến sĩ McCarthy tin rằng chúng ta nên bắt đầu ăn khi ở mức −3 - chắc chắn đói và nên ngừng ăn ở mức +3 - chỉ cần đủ no. Đây là một chế độ ăn uống lành mạnh rất cần thiết. Nếu chúng ta tuân theo quy tắc này, chúng ta có thể ngăn mình ăn quá nhiều, và nó sẽ giúp giảm cân dần dần. Tiến sĩ McCarthy nói rằng cái được gọi là "đào tạo sự ngon miệng" này thực sự là cách mà cô đã làm để tự giảm cân.

Đói nhẹ một chút sẽ tốt cho bạn

Nhà tâm lý học tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách "tập luyện sự thèm ăn của bạn": Tết này lo gì chuyện tăng cân - Ảnh 3.

Helen nói rằng cảm thấy hơi đói một chút thực sự là điều có lợi cho sức khỏe của bạn, vì vậy bạn không nên sợ nó. Nếu bạn không cảm thấy đói nhẹ khoảng 1 giờ trước bữa ăn tiếp theo, điều đó có nghĩa là dạ dày của bạn đã tiêu hóa bữa ăn cuối cùng của bạn trong suốt thời gian này và không có thời gian để nghỉ ngơi.

Khi nào bạn nên ăn và nên ăn những gì?

Nhà tâm lý học tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách "tập luyện sự thèm ăn của bạn": Tết này lo gì chuyện tăng cân - Ảnh 4.

Vấn đề là, tất cả chúng ta có lẽ đã được dạy ăn vào những thời điểm nhất định chứ không phải khi chúng ta thực sự đói. Và ngay cả khi chúng ta muốn ăn bất cứ khi nào cơ thể thực sự cần, chúng ta sẽ không thể làm điều đó ngay lập tức. Và đó là lý do tại sao một ngày ăn 3 bữa ăn là rất thuận tiện.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là chọn những gì bạn ăn trong bữa ăn tiếp theo của mình. Nếu chỉ một giờ trước khi bạn đi ăn trưa, nhưng bạn đã rất đói, hãy lấy một món ăn nhẹ dễ tiêu hóa, ví dụ như trái cây hoặc rau quả để không làm hỏng sự ngon miệng trong bữa trưa của bạn. Nếu còn lâu nữa mới đến bữa ăn tiếp theo mà bạn đã thấy đói, hãy chọn thứ gì đó có chứa protein, chất xơ và chất béo, ví dụ như trứng và các loại hạt.

Thức ăn sẽ ngon hơn nếu bạn học cách chờ đợi cho đến khi hơi đói ngay trước bữa ăn

Nhà tâm lý học tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách "tập luyện sự thèm ăn của bạn": Tết này lo gì chuyện tăng cân - Ảnh 5.

Trong cuốn sách của mình, Helen cũng nói rằng chúng ta thường chọn đồ ăn ngọt, mặn và béo vì chúng có rất nhiều hương vị mà chúng ta thích, ngay cả khi chúng ta không đói. Và đó là lý do tại sao chúng ta thường ăn quá nhiều. Ngược lại, nếu chúng ta cố gắng ăn, ví dụ, cà chua khi bụng đầy, chúng sẽ không ngon bằng.

Đó là lý do tại sao, nếu bạn học cách chờ đợi cho đến khi hơi đói ngay trước bữa ăn, bạn sẽ thấy thực phẩm lành mạnh trở nên ngon hơn, vì các thụ thể vị giác của bạn nhạy cảm nhất khi bạn đói. Vì vậy, ngay cả với những thực phẩm bạn chưa từng thưởng thức trước đó thì giờ đây bạn cũng thấy chúng thật là ngon. Đối với đồ ăn vặt có nhiều chất phụ gia, tiến sĩ McCarthy nói rằng nó có thể trở nên ít hấp dẫn hơn vì bạn sẽ bắt đầu chú ý đến hương vị hóa chất của chúng.

Bạn đã bao giờ nghe nói về kỹ thuật này chưa? Nếu chưa hãy thử xem nhé. Tết sắp đến, nếu thực hiện tốt, bạn sẽ cảm thấy chuyện ăn uống trong những ngày Tết không còn là điều đáng lo ngại.

Tiến sĩ Helen McCarthy là một nhà tâm lý học lâm sàng. Bà có 3 bằng về Tâm lý học, bao gồm tiến sĩ Tâm lý học từ Đại học Oxford, thành viên liên kết của Hiệp hội tâm lý học Anh và là thành viên nghiên cứu tham quan tại Đại học Bristol. Kể từ khi bắt đầu bằng cấp đầu tiên về tâm lý học vào năm 1978, điều mà tiến sĩ Helen McCarthy yêu thích nhất là đưa tâm lý học vào thực tế để giúp mọi người vượt qua những gì gây phiền hà cho họ.