Theo các chuyên gia, phản ứng tự nhiên của con người thường là né tránh sự bất đồng quan điểm với cấp trên. Họ cho rằng, cơ thể chúng ta sinh ra đã có bản năng sinh tồn nên chúng ta sẽ tự nhiên mà tránh xa bất cứ điều gì gây hại cho bản thân. Tuy nhiên, có phải khi xảy ra mọi bất đồng, điều chúng ta nên làm chỉ là né tránh.
Trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng ở Trung Quốc, cô gái tên Tiểu Lý cũng nhận câu hỏi tương tự. Cô gái thông minh đưa ra hai phương án:
1. Trường hợp 1: Tôi sẽ cho cấp trên những lời giải thích và nhắc nhở cần thiết. Trong trường hợp này, tôi sẽ tuân theo ý kiến của cấp trên.
2. Trường hợp 2: Nếu người phỏng vấn là Tổng giám đốc, và có một người quản lý khác cho vị trí tôi đang ứng tuyển và người quản lý không có mặt tại thời điểm đó, tôi có thể trả lời như sau: "Đối với những câu hỏi không mang tính nguyên tắc, tôi sẽ tuân theo ý kiến của cấp trên. Về công ty liên quan, tôi mong được phản ánh những vấn đề lớn mà lãnh đạo cấp trên quan tâm".
Đáp án Tiểu Lý đưa ra đã khiến người phỏng vấn rất hài lòng. Họ đánh giá cách giải quyết này sẽ không khiến sếp lúng túng nhưng vẫn nêu lên được chính kiến của mình, không quá né tránh. Trên thực tế, nhiều nhà quản lý tạo ra một môi trường làm việc mà mọi ý kiến đối lập đều bị dập tắt nhưng dù bạn làm việc ở đâu, bạn cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình.
Trong cuốn "101 Mẹo đối phó với sếp" (Minh Phương biên soạn), có 1 đoạn thế này: "Cuối cùng, những người có quyền thường vẫn là người sẽ đưa ra quyết định. Bạn có thể nói: "Tôi biết anh có tiếng nói cuối cùng tại đây. Điều này tùy thuộc vào anh." Điều đó không chỉ cho thấy bạn biết vị trí của bản thân mà còn nhắc nhở người đó rằng trách nhiệm với lựa chọn đang đặt lên vai họ.
Nhưng đừng vội vàng quay lưng lại với ý kiến của chính bản thân mình hay khen ngợi người khác một cách giả tạo. Bạn hãy cố gắng thể hiện sự tôn trọng người khác đồng thời tôn trọng bản thân".
Theo Joshep Grenny, đồng tác giả của "Cuộc trò chuyện quan trọng": "Bạn và sếp có thể bất đồng về quan điểm, nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng với sếp, không nên vì chuyện đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang hòa thuận".
Khi tiếp cận sếp với ý kiến trái ngược của mình, hãy giữ giọng nói thân thiện và tươi vui. Bạn có thể mở lời từ một tình huống trong bộ phim hài hay chương trình truyền hình mà cả hai cùng thích. Sự hài hước sẽ làm giảm bớt căng thẳng trong cuộc nói chuyện và dẫn tới cuộc thảo luận hiệu quả. Tất nhiên, bạn không nên vui đùa quá trớn khiến sếp không coi điều bạn nói là nghiêm túc.
Một khi bất đồng biến thành những lời chỉ trích, bạn có thể cảm thấy thất vọng, thậm chí coi thường sếp, nó sẽ biến thành một vòng xoáy khó thoát ra. Những lời chỉ trích có thể tích lũy thành sự thù địch. Do đó, hãy trình bày quan điểm của mình, lắng nghe ý kiến của sếp, cố gắng đi tới thỏa thuận phù hợp cho hai bên và dù không đạt được điều đó, hãy biết dừng lại đúng lúc. Đừng nói hay có hành động có thể khiến bạn sau này phải hối hận.
Dù kết cục không như mong đợi của bạn, đừng vì thế mà trở nên thù ghét sếp. Hãy tiếp bước, làm việc chăm chỉ để giành được niềm tin và sự tôn trọng của sếp. Theo đó, lời nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn khi bất đồng ý kiến với sếp những lần sau.