Trên các trang MXH ngày nay hay có những bài kêu than của người làm tuyển dụng. Họ nói rằng thực ra công việc luôn rộng mở chào đón các ứng viên nhưng ngặt nỗi ứng viên thì như kiểu "trên trời rơi xuống". Cùng nghía qua vài màn đối đáp không đỡ được của HR và ứng viên nhé!

1

Rồi đến khi Trái đất hủy diệt mới chịu đi phỏng vấn hả? (Ảnh minh họa)

2

Lười đọc thì khỏi xin việc nha cô bé! (Ảnh minh họa)

3

Bạn đi xin việc hay bạn là mẹ của mình? (Ảnh minh họa)

4

Cạn lời... (Ảnh minh họa)

5

Công ty thì không có biết tính người, nhưng có biết tính em, đó là hãm đấy! (Ảnh minh họa)

Vậy từ 5 trường hợp trên, người trẻ cần phải rút ra bài học gì khi đi xin việc?

Thứ nhất là về thái độ. Trình độ của bạn như thế nào thì chưa biết, nhưng thái độ là điều đầu tiên các nhà tuyển dụng nhìn vào. Khi hỏi thông tin từ HR, khi phỏng vấn cần giữ phong thái chuyên nghiệp nhưng không quên lịch sự, lễ phép. Chứ còn kiểu lấc cấc, ăn nói trống không và thể hiện ta đây chắc chắn sẽ không bao giờ thành công được.

Thứ hai là về việc đi phỏng vấn làm ơn hãy đi đúng giờ, hạn chế việc lùi deadline, bởi chúng ta luôn phải tôn trọng những người quản lý. Đồng thời cũng tránh tình trạng hạch sách, đòi hỏi khi mà chúng ta còn chưa cống hiến được bất cứ điều gì cho công ty. Doanh nghiệp sẽ theo văn hóa chung của họ, và chẳng đời nào họ lại thay đổi lại cả một hệ thống vì một kẻ hống hách như bạn.

Thứ ba là về việc trước khi đặt câu hỏi, hãy suy nghĩ. Nếu như đặt nhiều câu hỏi không liên quan/câu hỏi đã quá rõ câu trả lời thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là một kẻ hời hợt, không để tâm đến công việc, không biết tư duy phản biện. Chỉ nên hỏi câu nào thật quan trọng mà bạn còn băn khoăn.

hiring-3216063_960_720

(Ảnh minh họa)

Thứ tư là khi nói chuyện với HR, họ đáp lại tức là họ cũng đã bỏ thời gian của họ cho chúng ta. Không nên làm mất thời gian của cả hai người và làm ơn tôn trọng HR. Bởi tôn trọng họ thì cũng có nghĩa là bạn đang tôn trọng chính mình. Kể cả khi sau này bạn không vào làm ở doanh nghiệp đó, thì hình ảnh của bạn cũng sẽ không bị xấu trong mắt bất cứ ai.

Ngoài ra, không chỉ trong những trường hợp trên, mà người trẻ còn nên đúc rút thật nhiều bài học khi tìm kiếm cho mình một việc làm tốt. Đó có thể là việc chúng ta trau dồi ngoại ngữ, trau dồi phong thái tự tin khi phỏng vấn, cách gửi email chuyên nghiệp, cách viết CV đúng chuẩn, sự thành thật, không giả tạo và thái độ nền nã với mọi người xung quanh...

Hi vọng rằng các bạn trẻ sẽ ghi nhớ những điều trên để làm hành trang quý báu trên bước đường trở thành một nhân sự nhã nhặn và có ích.