Người ta thường cho rằng, đã là kẻ thứ 3 chen chân 1 cuộc hôn nhân thì chẳng bao giờ được hoan nghênh hay đáng khen ngợi. Nếu ai cũng thấy ở những kẻ này cùng chung 1 đặc điểm: giả tạo, thích nói đạo lý, tỏ ra thanh cao nhưng sẵn sàng giật chồng người khác thì phiên bản Nhã trong Về nhà đi con chính là 1 mẫu "con giáp thứ 13" điển hình.

Không phải bỗng nhiên mà 1 bộ phim Việt Nam như Về nhà đi con lại trở thành cơn sốt trong suốt thời gian qua, bởi những nhân vật trong đó đều bước ra từ đời thật, thật đến từng chi tiết, từng câu thoại. Phụ nữ nhìn thấy bản thân mình trong đó, đàn ông nhận ra những sai lầm đã từng cố chối bỏ.

66692580_385186722135450_8612365874747146240_n

Nhã "Về nhà đi con" sở hữu 1 loạt phát ngôn chuẩn mực "đạo đức".

Như 1 tấm gương phản chiếu, hóa ra, con người ta đôi lúc cũng trở nên xấu xí, ích kỉ và mê muội như vậy.

Những cô gái như Nhã - với chức danh chuyên viên giỏi giang, xinh đẹp, đẳng cấp, không phải người dễ chinh phục, có quy tắc sống riêng cực kì chuẩn mực nhưng rồi, "đường quang không đi mà cứ lao đầu vào bụi rậm".

Nhã làm hàng triệu khán giả sôi sục, người ta đưa ra bao sáng kiến để Thư đối phó với Nhã nhưng lại quên rằng, những cô Nhã như thế sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc hôn nhân của chúng ta, đáng ghét, đáng hận nhưng lại không đáng là kẻ kết tội duy nhất.

Đàn ông tâm lý chung thường thích chinh phục, càng khó họ lại càng hứng thú theo đuổi. Nhưng rồi, chỉ vì "lên giữa đồi em đã mang nồi ra trước" thì đối tượng ấy có hay ho mấy cũng trở nên nhàm chán thôi.

Thế mới nói, đàn ông đôi lúc chả khác nào đứa trẻ con, hiếu động, thích mới mẻ, thích khám phá nhưng cả thèm chóng chán, đồ chơi có đắt mấy cũng chỉ chơi vài lần là cũ. Nhưng những kẻ thứ 3 kia chẳng thể nhận ra 1 điều: Thất bại lớn nhất là cứ cố gắng thay đổi bản thân vì 1 người đàn ông nhưng rốt cuộc mình chẳng phải lựa chọn cuối cùng của họ.

tyhn-Artboard 3

Nhìn cái cách 1 gã đàn ông tồi như Vũ đi với gái nhưng vẫn nhớ về vợ, gặp vợ vui vẻ bên bạn thân thì giận quên cả bồ mới biết, cô nào đã rơi vào vị trí số 3 thì mãi không có cửa ngoi lên thứ nhất. Có thể các cô thắng, thắng đê hèn khi cướp được chồng của người khác, cướp bố của trẻ con nhưng cái thời gian đắc ý của các cô chẳng dài đâu. Mãi mãi chỉ là kẻ đến sau, là phương pháp dự phòng, là trò vui chơi giải trí. Vậy thì đáng gì mà tự hào?

Nhưng ở 1 góc khác, đã bao giờ bạn nghĩ rằng, có những sự xuất hiện của "kẻ thứ 3" lại là ánh sáng nơi cuối con đường, để người mất nhận ra giá trị thứ mình đánh mất, để người tổn thương nhận ra điều đó có đáng để mình bao dung. Và chắc chắn, hôn nhân không phải là nơi dành cho sự thắng - thua, liều lĩnh và bất chấp.

Đó là Dũng trong Về nhà đi con. Những nhân vật như Dũng rất cần thiết trong mỗi cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm. Bởi nếu Dũng không "lấn tới", không dứt khoát và mạnh mẽ thì chẳng bao giờ Vũ nhận ra giá trị của Thư. Dũng là chất xúc tác cực kì đáng quý cho 1 người chồng không biết quý trọng vợ, 1 người cha luôn nghĩ rằng chẳng ai đủ khả năng làm bố nó ngoài mình.

tyhn-Artboard 3 copy

Về bản chất, Dũng đúng là đối tượng thứ 3 nhưng anh chính là đại diện của niềm tin cho những người phụ nữ đang gặp hoàn cảnh giống Thư.

Dù là bạn vừa sinh, dù bạn chẳng có công ăn việc làm ổn định và đang trong tình cảnh bị chồng phản bội thì bạn vẫn có quyền được yêu thương, được bao bọc. Thậm chí, anh chàng đến sau còn tốt hơn chồng bạn rất nhiều, vì phải tốt thì người ta mới đủ tình yêu và bao dung để nhận ra những giá trị tiềm ẩn bên trong người đàn bà chịu quá nhiều tổn thương như bạn.

Thế mới có câu: "Cơm hẩm nhà ta là cơm tám của thằng cha láng giềng". Vợ bên cạnh thì chẳng biết trân quý, chê bai, dè bỉu, lao đầu theo những phù phiếm ngoài kia rồi đến khi có người đàn ông khác xuất hiện, mang lại hạnh phúc, bù đắp cho cô ấy thì mới hối có còn kịp?

Đừng nghĩ những chàng trai tình nguyện "đổ vỏ" như Dũng chỉ có trong phim. Chỉ cần bạn kiên cường, không bỏ cuộc, không khuất phục trước mọi khó khăn của cuộc sống thì bạn vẫn xứng đáng được hưởng hạnh phúc.