Đã có rất nhiều cha mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ, cảm thấy vô cùng lo lắng khi chân con của mình lúc mới sinh ra sao lại trông có vẻ không giống như bình thường. Có em bé thì chân cong vòng ra ngoài, có bé thì chân cong vào trong, rồi còn có bé thường quặp ngón chân lại.

Thực ra, chân cong sinh lý là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, chỉ tình trạng hai chân của bé bất đối xứng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tư thế bé nằm khi còn ở trong bụng mẹ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé biết đi đứng và chân sẽ trở nên bình thường khi bé được khoảng 3 – 4 tuổi.

Do đó, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con mình có những hiện tượng chân cong như sau:

1. Chân vòng kiềng

Chân cong sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn - Ảnh 1.

Khi mới sinh ra, hầu hết tất cả trẻ sơ sinh đều có chân vòng kiềng. Đó là tình trạng chân bị cong ra ngoài, nghĩa là 2 đầu gối cách xa nhau, trong khi hai mắt cá trong lại ở gần nhau.

Thông thường, em bé sơ sinh bị chân vòng kiềng không cần điều trị. Vì chân của bé sẽ bắt đầu duỗi thẳng khi con biết đi, thường là từ 12 - 18 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 2 tuổi mà vẫn bị vòng kiềng thì nên cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để thăm khám và điều trị.

2. Bàn chân phẳng

Chân cong sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn - Ảnh 2.

Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, tức là toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Đây là một hiện tượng khá phổ biến. Nó không gây đau đớn hay có hại gì, và nó sẽ tự động biến mất khi xương và cơ bắp của trẻ bắt đầu phát triển và linh hoạt hơn.

3. Đầu gối khuỳnh vào

Chân cong sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn - Ảnh 3.

Đầu gối khuỳnh vào là một tình trạng chân trái ngược với chân vòng kiềng. Nghĩa là chân của trẻ sơ sinh cong vào, hai đầu gối chạm nhau và hai mắt cá trong của chân cách xa nhau.

Trên thực tế, tình trạng này biến mất khi trẻ được 7 đến 8 tuổi. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này mà chân con vẫn không thay đổi hình dạng thì có thể đó là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ.

4. Ngón chân quặp vào trong

Chân cong sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn - Ảnh 4.

Đây là hiện tượng trẻ sơ sinh quặp ngón chân của mình vào lòng bàn chân giống như một con chim đang quặp móng của mình vào một cành cây. Hiện tượng này được xem là bình thường và nó sẽ mất dần khi trẻ bắt đầu học đi. Song, có đôi khi, dù đã lớn, trẻ cũng không bỏ được thói quen này. Do đó, cha mẹ hãy theo dõi con và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy cần thiết.

5. Ngón chân cái bị vẹo

Chân cong sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn - Ảnh 5.

Ngón chân cái của trẻ sơ sinh có thể bị xoắn, vẹo sang một bên. Vấn đề này trẻ cũng sẽ tự khắc phục được theo thười gian. Tuy rằng nó không gây đau đớn gì nhưng một số trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở đầu gối hoặc hông.

Mặc dù tất cả những tình trạng chân cong ở trẻ sơ sinh là phổ biến và nó sẽ tự biến mất khi trẻ lớn dần lên, nhưng cha mẹ vẫn nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy con còn có thêm những dấu hiệu lạ, hoặc tình trạng chân không cải thiện theo thời gian. Vì xương của mỗi người là khác nhau và cấu trúc xương chân cong cũng có thể được xem là dấu hiệu của một bệnh lý.

Nguồn: B.S