Các cấp độ bỏng
- Bỏng cấp 1 (bỏng bề mặt)
Bỏng cấp 1 là dạng nhẹ nhất trong các cấp độ bỏng. Bỏng bề mặt thường chỉ là bỏng ngoài da, hay còn gọi là bỏng biểu bì. Khi bị bỏng vùng da trở nên sưng phồng, mọng đỏ. Bỏng cấp 1 không mấy nguy hiểm, chỉ xảy ra trên phạm vi nhỏ và có thể tự điều trị tại nhà.
- Bỏng cấp 2 ( bỏng một phần da)
Đây là loại bỏng thường xảy ra ở lớp dưới da. Vùng da bị bỏng sẽ đỏ lựng và phồng giộp lên với những vết loang hay hình thành các túi phỏng nước. Khi bị bỏng nạn nhân sẽ có cảm giác đau rát.
Bỏng cấp 2 được chia làm 2 mức, tuỳ theo mức độ nếu ở thể nhẹ cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết bỏng xảy ra ở những vùng nhạy cảm và nguy hiểm như ở mặt, tay chân, vùng háng, mông hay giữa các khớp tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận.
- Bỏng cấp 3
Bỏng cấp 3 rất nguy hiểm, hiểu đơn giản nạn nhân bị bỏng cấp 3 bao gồm toàn bộ các lớp bên dưới da bị bỏng . Cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay thậm chí các lớp mỡ dưới da đều bị phá huỷ.
Bỏng cấp 3 cần được sơ cứu và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm.
Sơ cứu nhanh chóng và kịp thời
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị bỏng.
- Hãy nhanh chóng cắt hoặc xé bỏ lớp quần áo trên vùng da bị bỏng.
Nước lạnh và biện pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bỏng nặng hay nhẹ |
- Tiếp đó băng nó lại với một miếng gạc khô. Không nên buộc gạc quá chặt để tránh sức ép lên vết thương.
- Khi túi phỏng tự vỡ có thể nước và xà phòng diệt khuẩn để rửa, lau khô và sau đó bôi thuốc kháng sinh và băng lại với gạc mềm.
Nếu cần bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau như acetaminophen để giảm cảm giác đau đớn và cho vết thương mau lành.
Việc sơ cứu và xử trí vết bỏng nhanh chóng là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nếu không hiểu biết, không có kiến thức sẽ mắc phải những sai lầm trong khi sơ cứu, còn gây nên những hậu hoạ khôn lường.
Sau đây là những sai lầm nguy hiểm bạn cần biết và tránh:
- Bôi kem đánh răng vào vết thương khi bị bỏng.
- Xát muối.
- Dội nước mắm.
- Bôi mỡ trăn.
- Nhai đắp một số loại lá theo kinh nghiệm dân gian (như lá khoai lang, lá ổi non...).
- Bôi mẻ.
- Không dùng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng.
- Ở chỗ da bị bỏng thường xuất hiện túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Bạn không nên chọc vỡ nó mà hãy để nó tự vỡ, để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Lưu ý:
- Đối với những trường hợp bỏng nặng bạn cũng cần nhanh chóng cắt bỏ lớp quần áo (nếu có) trên vùng da bị bỏng, để lộ vùng bị bỏng. Tiếp đó dội nước lã lên vùng da bị bỏng. Tuy nhiên, khi cởi không để phần quần áo dính nước sôi, hoá chất... chạm vào những vùng da khác vì có thể làm những chỗ đó cũng bị bỏng.
Có thể dùng dao hoặc kéo để cắt quần áo nếu cần. Những chỗ quần áo khô hoặc đã bị dính chặt vào vết bỏng thì tuyệt đối không được lấy ra. Làm mát vết bỏng bằng cách ngâm vùng bị bỏng vào nước .Nếu bị bỏng hoá chất thì khi xối nước vào người chú ý không để nước làm hoá chất loang ra các phần không bị bỏng.
- Bọc vùng bị bỏng bằng vải khô hay gạc khô để tránh nhiễm trùng. Rồi nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu vết bỏng xảy ra ở mắt, cần phải nhanh chóng rửa mắt ngay với nước, rửa nhiều lần để loại bỏ hết hoá chất trong mắt. Ngâm mắt trong nước ít nhất 20 phút. Sau khi rửa xong, nhắm mắt và băng lại bằng gạc mỏng.
- Khi phát hiện nạn nhân bị bỏng điện cần khẩn trương ngắt nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Cần thận trọng trong quá trình ngắt điện, cần dùng vật cách điện như bao tay, que gậy khô.