Cụ thể, theo lực lượng chức năng địa phương, một người phụ nữ bị rơi xuống sông và ngay gần đó, người đàn ông lớn tuổi đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu của người phụ nữ, “Tôi không thể chết!”.
Sau đó, người đàn ông ngay lập tức gọi cảnh sát và tìm cách giải cứu người phụ nữ. Tuy nhiên, ông ấy không thể tiếp cận nạn nhân để kéo lên khỏi dòng sông.
Theo nhân chứng kể lại, khi vụ việc xảy ra, các đô vật Sumo tại trường Sakaigawa gần đó cũng nghe thấy tiếng la hét và lập tức chạy đến giúp đỡ.
Mainichi cho biết, những đô vật Sumo đã kịp thời đưa được người phụ nữ lên bờ trước khi người này kiệt sức vì la hét và đưa người này lên cáng xe cứu thương vừa tới. Nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện, qua kiểm tra y tế sơ bộ rất may mắn người phụ nữ này không có bất kỳ thương tích nghiêm trọng nào.
Theo Mainichi, cảnh sát sẽ gửi thư cảm ơn đến các đô vật Sumo của trường Sakaigawa vì đã dũng cảm lao xuống dòng nước giải cứu nạn nhân.
Sumo Nhật được coi như một môn võ cổ truyền có 1.500 năm lịch sử ở đất nước mặt trời mọc. Trải qua rất nhiều biến cố, sumo vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong nền văn hóa của nước Nhật và trở thành một trong những đặc trưng của đất nước này. Sumo ngoài là một môn võ cổ truyền còn mang bên trong tính biểu diễn và các nghi thức tôn giáo.
Sumo theo truyền thống vẫn được tổ chức tại các lễ hội, các vùng của Nhật Bản trong các đền thờ. Các thanh niên có thể lực tốt được chọn để tham gia nghi thức Sumo trước bàn thờ thần trong đền để tỏ lòng tôn kính các vị thần và cảm tạ ân đức.
Theo một ý nghĩa nào đó thì môn đấu vật này cũng có liên quan đến võ thuật và được coi như một nhánh của võ thuật Nhật Bản. Khi thi đấu, hai võ sĩ sumo sẽ đứng trong một vòng tròn, chỉ cần đẩy được đối thủ ra ngoài vòng trọn hoặc khiến bất kỳ bộ phận nào khác ngoài bàn chân của đối thủ chạm đất là chiến thắng. Do môn đấu vật này có nhiều điểm đặc trưng nên chỉ có Nhật Bản mới có những lò đào tạo sumo và những giải đấu sumo chuyên nghiệp.