"Sự lạnh lùng" của người Nhật trong giáo dục nổi tiếng khắp thế giới. Cả giáo viên và phụ huynh đều coi trọng việc giáo dục trẻ em nhưng không phải theo cách quan tâm tới quần áo, thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại mà là tạo cho trẻ có thói quen độc lập, dũng cảm và yêu lao động.

Nguyên tắc giáo dục của Nhật được nhiều quốc gia học hỏi.

Giáo dục trẻ đối mặt khó khăn

Tại Nhật có một chương trình truyền hình rất nổi tiếng được phát sóng gần 30 năm qua. Trong chương trình, trẻ từ 2-7 tuổi có nhiệm vụ đi ra ngoài một mình để làm một số việc mà cha mẹ bé giao cho.

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 1.

Bé gái 5 tuổi tự mình đi chợ, khệ nệ mang đủ thứ đến cho ông.

Ví dụ, chương trình yêu cầu một bé gái 5 tuổi một mình đi xe bus 1 giờ đồng hồ ra chợ mua một túi thực phẩm lớn gồm bánh ngọt, cá tươi, thịt viên, rồi mang những thứ mua được đến nhà ông.

Cô bé 5 tuổi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khiến ai nấy xem chương trình đều cảm thán: "Thật tuyệt vời!".

Những em bé nhỏ tuổi một mình đi trên xe bus là chuyện phổ biến ở Nhật. Trên các xe bus ở Nhật, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những em bé tầm 5-6 tuổi mang theo túi đi học.

Đào tạo để trẻ quen với giá lạnh

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 2.

Giáo dục Nhật coi trọng việc đào tạo trẻ quen với giá lạnh, một số trường mẫu giáo còn cho trẻ tắm nước lạnh.

Ở Nhật, bất kể thời tiết giá lạnh như thế nào, trẻ em cũng không mặc quần dài. Các bé thường mặc quần short đến trường dù hôm đó trời có tuyết.

Giáo dục Nhật coi trọng việc đào tạo trẻ quen với giá lạnh, một số trường mẫu giáo còn cho trẻ tắm nước lạnh.

Theo triết lý giáo dục của đất nước mặt trời mọc, làm quen với giá lạnh không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn tăng khả năng chịu đựng với môi trường khắc nghiệt và nuôi dưỡng sự kiên trì, dũng cảm của trẻ. Theo người Nhật điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Không ngại thất bại

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 3.

Các trường học ở Nhật đề cao cách dạy trẻ lao động.

Có một câu ngạn ngữ của Nhật nói rằng cuộc sống luôn đi kèm với khó khăn, chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn mới thực sự trưởng thành.

Do đó các trường học ở Nhật đề cao cách dạy trẻ lao động. Ví dụ một trường tiểu học ở Hokkaido, học sinh lớp 3 cần phải học các kỹ năng lao động chân tay từ xa xưa như mang nước, nhóm lửa, xay sữa đậu nành.

Qua các hoạt động này giáo viên muốn dạy cho trẻ biết thế nào là thất bại, sự khiêm tốn và hợp tác.

Các bà mẹ thường nhắc nhở con: tài nguyên Nhật Bản rất khan hiếm, mọi thứ phải dựa vào nỗ lực của bản thân. Thất bại có thể dạy cho con những kỹ năng thực sự và con có thể dựa vào chính mình, không sợ thử thách trong tương lai.

Khái niệm giáo dục này dạy cho trẻ không sợ thất bại, khó khăn, mạnh mẽ trong mọi thử thách.

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 4.

Thất bại có thể dạy cho con những kỹ năng thực sự và con có thể dựa vào chính mình.

Giáo dục kiến thức sinh sản, giới tính sớm

Trẻ em Nhật từ nhỏ đã được nhà trường và cha mẹ giáo dục về giới tính. Trước khi tốt nghiệp mẫu giáo, các bé đã biết con trai không thể tắm với con gái và tất nhiên con gái không thể  vào phòng tắm với bố.

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 5.

Giáo dục giới tính ở Nhật không chỉ sớm mà còn rất chi tiết, không hời hợt. Trong lớp học, giáo viên sẽ dùng sách ảnh và đồ dùng dạy học để giải thích các đặc điểm sinh lý, cơ quan sinh sản… cho các em. Thầy cô giáo cũng truyền đạt cho trẻ các nguyên tắc nam nữ và cảm xúc đặc biệt của tuổi thiếu niên, phổ biến kiến thức tâm sinh lý.

Nhật Bản đã giáo dục trẻ em "tàn nhẫn" như thế nào ngay từ khi còn học mẫu giáo? - Ảnh 6.