“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 1.

Khi một ông bố nhận việc nuôi dạy con chắc chắn sẽ có nhiều chuyện để kể hơn khi các mẹ đảm nhận. Đó chính là câu chuyện của người đàn ông dành thời gian ở nhà và chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy hai cô con gái.

Không ồn ào như kiểu mấy bài viết nghìn share cũng không phải là các câu chuyện cảm động về tình gia đình, "nhật ký nuôi dưỡng của ba" là những mẩu chuyện thực tế hàng ngày mà ba gom góp và nhận ra trong quá trình chăm sóc hai nàng công chúa.

Nhân vật ba trong câu chuyện này vốn là một người bạn của tôi, bẵng sau một thời gian dài không gặp, anh giờ đã là ba của hai cô gái xinh xắn. Khác với con người bận rộn vì công việc trước đây, giờ anh vẫn bận rộn, nhưng là bận trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Anh không muốn kể nhiều về bản thân vì anh là ai có lẽ cũng không quan trọng bằng việc anh có những câu chuyện về cách dạy con hay ho và thú vị mà tôi cứ bị cuốn vào mãi không dứt.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 2.

Thỉnh thoảng trên Facebook anh lại viết một vài bài thơ ngắn ngắn về chuyện ba và con, đó là những dòng thơ được viết nên từ tình cảm của một người ba luôn đặt việc nuôi dạy con lên là ưu tiên số 1. Khác với các gia đình bình thường khác, việc nuôi dạy và chăm sóc con ở nhà do ba phụ trách chính.

Hai vợ chồng anh từng có những mâu thuẫn khi có quan điểm khác nhau trong việc nuôi dạy con. Đây chắc chắn cũng là vấn đề nan giải của nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Thế nhưng giờ đây mọi thứ dường như rõ ràng hơn khi công việc được phân chia cụ thể, mẹ đi làm và ba ở nhà chăm sóc, nuôi dưỡng con. Thay vì mất thời gian tranh luận xem cách của ai đúng hơn, ba và mẹ phân công góp sức theo khả năng mỗi người và cố nhường nhịn lẫn nhau trong các bất đồng quan điểm.

Tôi tự hỏi phải chăng đây chính là một mẫu đàn ông lý tưởng mà các chị em lâu nay vẫn mơ ước? Một người đàn ông luôn sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình với vợ. Thậm chí anh còn làm nhiều hơn thế khi không chỉ chia sẻ mà nhận luôn phần việc đó.

Mỗi sáng, trên chiếc xe máy, anh địu cô Ba trước ngực, ngồi sau đó là cô Hai và vợ. Anh đưa vợ đi làm, đưa cô Hai đến trường, rồi anh lại quay về nhà cùng với cô Ba và dành thời gian bên con. Chiều về, anh lại địu cô Ba, đón cô Hai và vợ về. Cả gia đình quây quần bên nhau.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 3.

"Mình không cần thiết cố gắng đi làm nhiều tiền, dù mình có đi làm kiếm nhiều tiền đến mấy thì cũng không bằng ở nhà dành thời gian cho con". Anh nói vậy chứ ở nhà anh vẫn tranh thủ làm việc online, thế mà vẫn chăm con được thế mới tài.

Anh kể rằng anh vốn hứng thú với việc nuôi dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Từ hồi bắt đầu tò mò về cuộc sống, mỗi khi gây ra chuyện gì đó rồi bị la, đánh, mắng là anh lại cảm thấy oan ức trong lòng. "Hồi nhỏ mình chưa hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu, chỉ cảm thấy chuyện bị người lớn la mắng có gì đó sai sai vì trong thâm tâm mình chưa bao giờ muốn làm điều xấu cả. Nên mình cứ trăn trở suy nghĩ tìm lời giải xem cái sai thật sự ở đâu. Riết rồi mình nhớ như in những vấn đề của tuổi thơ và tự hứa rằng sẽ làm mọi cách để thế hệ sau không rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó nữa".

Layer 205

Nuôi con, trước tiên là phải hiểu con mình và điều kiện của mình trước đã, không thể áp dụng các phương pháp nuôi dạy con của người khác một cách tùy tiện lên con mình. Muốn điều tốt nhất cho con thì mình phải tự nghiên cứu tìm ra điều tốt nhất. Từ trăn trở tuổi thơ, anh nhận ra rằng từ trẻ con đến người lớn, ai cũng khao khát được làm những điều tốt đẹp. Những lầm lỗi, đánh mắng là do chúng ta chưa nhận ra cách làm khác tốt hơn mà thôi.

Bên cạnh đó, vốn là một người yêu khoa học, anh cũng luôn muốn tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Nói là ở nhà nuôi con, nhưng anh không đơn thuần làm công việc của mẹ bỉm sữa như cho con ăn, dọn dẹp nhà cửa…, việc nuôi con của anh giống như một công trình khoa học, anh dành rất nhiều thời gian đọc tài liệu, nghiên cứu đường lối nuôi dạy con để tìm ra những cách làm đúng đắn và phù hợp với con mình.

Đôi khi việc nuôi con cũng khiến anh rất căng thẳng, bởi kiến thức là rất rộng, anh hoàn toàn mù mờ về tương lai vì không biết liệu những cách làm của mình có đúng về sau này hay không. Hiện giờ anh đang nuôi dạy con theo kiểu vừa làm vừa thăm dò. Nhưng những thành quả ban đầu với hai cô con gái đang chứng minh cách dạy con của anh vô cùng hiệu quả.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 5.

Điểm cốt lõi trong cách nuôi dạy con của anh đó là nuôi con theo kiểu tự nhiên và không sử dụng bạo lực. Nghe tưởng dễ nhưng không hề đơn giản chút nào. Tự nhiên vì anh tin vào bản năng của con người sẽ luôn tìm cách làm những gì tốt nhất cho chính mình khi được hỗ trợ đúng đắn. Việc không sử dụng bạo lực lại đến từ trải nghiệm bản thân khi còn nhỏ và anh tin luôn có cách giải quyết vấn đề mà không cần đến bạo lực dù chỉ là lời nói.

"Nhưng thế nào là tự nhiên? Tự nhiên tới đâu là đúng và không quá đà? Rồi đến chuyện không sử dụng bạo lực, làm thế nào để luôn giữ bình tĩnh trong mọi vấn đề để không nổi nóng với con nhỏ, nhất là khi bản thân mình cũng là một đứa nóng tính nữa" - anh than thở.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 6.

Phương pháp nuôi con theo kiểu tự nhiên này sẽ thích hợp với một người luôn dành nhiều thời gian ở bên con bởi dù để con tự nhiên làm điều mình muốn thì bố mẹ vẫn đóng vai trò là người đồng hành, định hướng và giúp đỡ con. Đối với phương pháp này, để con có quyền tự quyết là cách giúp con khám phá bản thân mình ngay từ khi còn nhỏ, từ đó con sẽ phát triển một cách tự nhiên nhất. Muốn con biết cái gì, con cần làm quen với nó và mọi thứ đều cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

"Người ta bảo nhà có trẻ nhỏ phải trông chừng cẩn thận nhiều thứ. Ba lại nghĩ nên thả con tự do trải nghiệm cho biết tự trông chừng bản thân. Muốn khỏi phỏng ống pô, ba cho con sờ cái nồi để biết thế nào là nóng. Cho hiểu giật điện đáng sợ thế nào, ba để vợt muỗi hớ hênh cho con khám phá". Thay vì bao bọc con hết mức như nhiều gia đình vẫn làm, anh lại làm ngược lại.

Mỗi việc làm của anh tưởng chừng hơi khác thường nhưng đều có mục đích rõ ràng. Ví dụ khi con đến tuổi ham leo trèo, anh không những không cấm mà chỉ lo đầu tư đồ nghề cho con leo trèo... một cách chuyên nghiệp thôi. Có chỗ leo tốt và được ba dạy leo thành thục rồi, bé sẽ xả được nhu cầu leo trèo ở các nơi nguy hiểm mà ở nhiều trường hợp đã dẫn đến những tai nạn thương tâm. Anh còn hài hước kể: "Từ dạo biết đi, con lười dùng sức ở tay. Đùi cứ to ra nhờ chạy nhảy và leo lầu mà tay thì tong teo như ba. Giờ con ráng leo cho người cân đối lại nhé". Tưởng chừng nguy hiểm nhưng thật ra anh cũng đã hỏi bác sĩ để yên tâm độ tuổi này con đã có thể leo trèo như vậy hay chưa đấy nhé!

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 7.

Tất nhiên, với những cách làm như này, người ba, người mẹ cũng phải chấp nhận những khó khăn ban đầu khi con chưa quen, hay con còn lo sợ. Nhưng nếu kiên trì thì sự thay đổi và trưởng thành của con sẽ là món quà tuyệt vời nhất.

Anh bảo: "Còn về việc không sử dụng bạo lực thì thật ra không cha mẹ nào muốn đánh con, là do khi họ không biết dạy con thì mới buộc phải đánh con. Trong những tình huống đó mình nên tập trung tìm cách tốt hơn để giải quyết vấn đề đó".

Cách đây hơn 1 năm, cô Hai nhà anh bỗng dưng rất hay tè dầm, khi đó anh đã la lên để cho con biết làm thế là sai. Nhưng sau khi nhìn nhận lại thì anh nhận thấy việc la mắng con không hề giải quyết được vấn đề. Sau lần đó, khi con tè dầm, anh tắm rửa và ôm con vào lòng, thủ thỉ tâm sự để con mở lòng. Khi đó anh mới biết rằng con muốn được ba mẹ chú ý nhiều hơn vì ba mẹ quan tâm em nhiều quá.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 8.

Chuyện về cách dạy con của anh thì nhiều lắm, xin được kể ra một vài câu chuyện đại diện đầy thú vị như này:

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 9.

Chuyện là cô Hai của anh vốn có mái tóc dài thướt tha rất xinh, bỗng một hôm cô Hai lấy kéo cắt phéng mái tóc của mình. Khi ba mẹ hỏi sao con lại cắt đi mất mái tóc đẹp vậy, cô Hai mới la lên rằng: "Nhưng tóc ngắn cũng đẹp mà".

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 10.

Không một chút bực tức hay buồn rầu, trái lại anh lại rất vui vì sự trưởng thành của cô Hai vì anh biết con gái đã nung nấu "phi vụ cắt tóc" này nhiều tháng rồi. Sau bao nhiêu mệt mỏi vì chuyện đầu tóc như tắm gội, buộc tóc hay việc tóc dài nóng nực, vướng víu… thì cô Hai nhận ra ba, mẹ, em và các bạn nam không khổ sở vì tóc dài nên cô… xuống kéo cho xong.

Anh cho rằng tuy con chưa biết tổng hợp mọi suy nghĩ một cách thấu đáo nhưng trong thâm tâm con đã rất chín chắn trong quyết định này. Tóc là của riêng con, dù ba mẹ có thích con để tóc như nào thì cũng phải tôn trọng mong muốn của con và hỗ trợ con. Bởi nếu bạn không tôn trọng quyết định cá nhân của con từ những chuyện nhỏ, sao con có được tinh thần tự lập sau này.

"Còn bây giờ cô 2 cắt tóc ngắn rồi thì ba mẹ làm gì? Dạy cổ hát bài Tóc ngắn của cô Mỹ Linh".

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 11.

Sài Gòn nơi anh và cô Hai, cô Ba sống vốn có hai mùa nắng và mưa rõ rệt. Với nhiều phụ huynh, mùa mưa còn là… mùa rầu. Bởi vì khi đó thời tiết thất thường, quần áo bẩn thỉu, dịch bệnh bùng phát. Nhưng với anh, đó là mùa của những niềm vui tươi mát. Bởi mưa là được tắm mưa, khắp nơi có những vũng nước để nghịch.

Nếu ai đó thấy anh đang để con vô tư tắm mưa ngoài đường, đừng vội lo, vì đó vốn là chuyện bình thường như cơm bữa ở nhà anh. Nhưng tắm mưa cũng phải có "kỹ thuật" chứ chẳng đùa, không phải cứ mưa là ra đường tung tăng ấy nhé!

Mưa thì nên đi đâu? Câu hỏi mà đa số mọi người sẽ trả lời là ở trong nhà để tránh mưa. Nhưng anh sẽ chọn đưa con ra khoảng sân trước nhà, nhà có máng xối thì lại càng hấp dẫn. Nhưng lưu ý tránh sân thượng vì nhiều sét hay tránh ra gần gốc cây vì việc gãy cành cổ thụ là có thật. "Dress code" thời điểm này chính là đồng phục áo mưa cho gia đình.

Kinh nghiệm của anh là nếu có ý định cho con tắm mưa thì đợi hết vài đợt mưa đầu và chỉ tắm sau khi mưa đã được một lúc lâu. Mà thường thì tắm mưa chỉ vui vào lúc cuối trận. Lúc đó mây cạn nước rồi nên các cơn mạnh yếu thất thường rất thú vị. Khi đó mưa cũng không quá mạnh đến khó chịu và đất lại đầy vũng cho bé tha hồ nghịch. Tóm lại là đừng ngại cho bé tắm mưa nhưng chú ý tắm vào cuối trận mưa sẽ tốt hơn.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 12.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 13.

Phương pháp nuôi con tự nhiên được anh áp dụng vào việc vận động của con. Khi con chỉ biết nằm, ba bày trò để con với tay rướn chân. Khi con biết lật, ba kê gối dưới chân cho con tập đạp. Khi con biết bò, ba để đồ ra xa kích thích con di chuyển. Khi con biết đứng, ba mở nhạc, nhảy nhót để dụ con đứng nhiều hơn, nhún nhảy cho khỏe chân. Cái gì ba cũng đã cho con thử và con rất thích.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 14.

Layer 207

Vì bé cần vui chơi vận động nhiều lần trong ngày, mỗi ngày nên nếu ít điều kiện cho con ra khu vận động ngoài trời thì hãy tự chế 1 khu vận động trong nhà cho con giải phóng năng lượng. Hãy rủ thêm bạn bè hàng xóm vô chơi. Con sẽ càng thích thú và vận động nhiều hơn nữa.

À đấy, đến đây phải kể chuyện cái hôm gặp anh, anh mang theo cô Ba theo, trong lúc nói chuyện anh để cô nhóc mới hơn 1 tuổi tự chạy đi loanh quanh khắp nơi, bé tự leo lên cầu thang, tự leo lên hay trèo xuống ghế một cách thành thục, những gì anh làm là quan sát hay nhắc nhở con. Thế mới thấy nhờ các cách dạy con hợp lý nên dù ở nhà với cô Ba, nhưng anh vẫn luôn có thời gian rảnh để nghiên cứu và tìm hiểu thêm các cách dạy con.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 15.

Nói về những cách dạy của anh nghe thì rất thú vị nhưng áp dụng nó như nào lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi có hỏi anh nếu gia đình mà cả hai vợ chồng cùng đi làm thì có áp dụng theo cách của anh được không, anh trả lời ngắn gọn: "Hoàn toàn không!".

Đối với anh, việc căn bản nhất trong việc nuôi dạy con chính là dành tối đa thời gian cho con mình, để quan sát và nhận ra vấn đề của con, từ đó suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết. Đó là lý do vì sao anh chấp nhận ở nhà để chăm sóc con "Mỗi đứa trẻ đều có những cá tính và khả năng khác biệt. Chúng lại được chăm sóc trong những gia đình rất khác biệt về mọi mặt. Nên mình chỉ có thể nắm những ý cốt lõi trong quan điểm giáo dục thôi. Còn vận dụng ra sao trong từng trường hợp thì phải tự quan sát, suy xét rồi tìm phương pháp phù hợp." - anh chia sẻ.

Chẳng hạn như anh nhận thấy rằng kỹ năng giao tiếp của bé phát triển không đồng đều giữa nhận thức và phát âm. Bé thường nghe hiểu lời cha mẹ nói vài tháng mới bắt đầu tập nói. "Vậy nếu ta dạy trẻ nói trước bằng tay trong lúc chờ lưỡi hoàn thiện để phát âm thì sao nhỉ?". Nghĩ là làm, anh bắt đầu tìm hiểu các nghiên cứu dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu rồi dạy con mình luôn. Chỉ sau vài ngày, bé đã biết bày tỏ nhu cầu cơ bản của mình và bớt khóc để giao tiếp.

Layer 208

"Nhật ký nuôi dưỡng của ba" chính là một phần thể hiện cách nuôi dạy con của anh nhưng những gì anh chia sẻ là điều anh cảm thấy chắc chắn, anh cũng không đi quá sâu bởi bất kỳ phương pháp nuôi dạy con nào mà người tiếp nhận không nắm rõ ngọn ngành và áp dụng không đúng thì đều không tốt cho bé, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

Thử nghĩ mà xem, nếu hai vợ chồng đi làm cả ngày, con ở nhà với người giúp việc và khi ba mẹ về nhà, công việc mệt mỏi thì liệu có thời gian kiên nhẫn và dạy con như vậy không? Vậy nếu không có đủ thời gian mà áp dụng những phương pháp như vậy thì sao? Rủi ro sẽ là ba mẹ mất kiên nhẫn, dễ cáu giận, thậm chí đánh con nếu con không làm theo ý mình, từ đó dẫn đến con cái sẽ bị hoang mang, lo sợ.

Hay ví dụ như với cách nuôi con theo kiểu tự nhiên, tuy tôn trọng quyết định của con và để con được làm những gì con muốn thì bố mẹ cũng phải rạch ròi với việc bỏ mặc con để tránh những rủi ro không đáng có. Chỉ cần lơ là con một chút thôi là hậu quả vô cùng khó lường. Hay chẳng hạn có những phụ huynh định nghĩa sai chữ "tự nhiên" rồi không tiêm vaccine cho con thì lại càng sai lầm.

Vì vậy, cho dù bạn có nhận thấy cách nuôi dạy con của anh đầy thú vị và hữu ích nhưng nếu bạn không có đủ thời gian bên con thì cũng không thể tùy tiện áp dụng phương pháp đó với con mình.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 17.

Mỗi phương pháp nuôi dạy con điều có ưu điểm, nhược điểm tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người và cách áp dụng nó ra sao. Hiện giờ các phương pháp nuôi dạy con rất nhiều, nhưng mỗi bậc phụ huynh cần cân nhắc rất nhiều khi áp dụng vào con mình. Bởi nếu không hiểu rõ nền tảng hay áp dụng một cách nửa vời mọi thứ sẽ phản tác dụng. Mỗi khi muốn áp dụng một cách dạy con nào, trước tiên, ba mẹ cần phải tự đặt ra các câu hỏi như: Phương pháp đó có phù hợp với hoàn cảnh gia đình của mình không, tình trạng của con mình như thế nào…?

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 18.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc nuôi dạy con chính là việc thay đổi con nhưng việc đó không hoàn toàn chính xác. Để nuôi dạy con các bậc phụ huynh cần thay đổi chính bản thân mình trước đã.

"Thật ra mình thấy chuyện dạy con vất vả nhất nằm ở khâu tự dạy chính mình. Mình phải ứng xử chuẩn mực thì con mới nhìn và bắt chước theo chứ không thể nói suông được. Việc dạy bản thân không chỉ biến mình trở thành tấm gương của con mà còn giúp mình tự kiểm nghiệm và chứng minh những điều mình mong muốn ở con là đúng đắn. Ví như cha mẹ sinh hoạt bừa bộn thì không thể ép con sống gọn gàng. Mọi lời dạy đều trở thành khiên cưỡng thiếu thực tế vì cha mẹ có tự làm được đâu mà đòi hỏi người khác".

Tư duy và cách dạy con của anh khi mới nghe qua tưởng chừng rất ngược đời nhưng nếu cùng ngồi lại, phân tích và đi sâu vào từng vấn đề mới thấy mỗi cách làm của anh đều rất logic và hợp lý. Nhưng trên hết, để có được những cách dạy con như vậy, đó là tình cảm hết mực và luôn mong muốn những điều tốt nhất đến với con.

Khi được hỏi anh trong quá trình nuôi con anh có gặp khó khăn gì không, anh chỉ cười và bảo: "Khó khăn thì nhiều nhưng mình là người logic nên từ từ suy nghĩ đều được tìm phương pháp giải quyết hết. Chắc khó khăn lớn nhất phải thay đổi bản thân mình nhanh hơn cho kịp đà phát triển của con".

Xin được kết bài bằng bài thơ hai ba con cùng chơi đàn piano. Mọi khoảnh khắc bên con đều là giá trị, vì thế chỉ mong rằng chúng ta có thể dành thời gian bên con nhiều nhất có thể và đồng hành cùng con trong chặng đường phát triển từ giờ đến mai sau.

“Nhật ký nuôi dưỡng của ba" - Những mẩu chuyện về người ba ở nhà nuôi con theo kiểu tự nhiên, tưởng chừng ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ - Ảnh 19.

Theo Trí Thức Trẻ