Trong suốt hơn 3 thập kỷ ròng rã, nhiếp ảnh gia Nancy A Scherl, đến từ thành phố New York (Mỹ) đã cất công đi chụp những thực khách ngồi ăn một mình ở khắp các địa điểm ăn uống.
Nó có thể là các nhà hàng sang trọng, cửa hàng bán bánh mì kẹp thịt và thậm chí cả những căn lều tạm bợ trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát.
Những sự thay đổi về mặt xã hội học, chẳng hạn như sự ra đời của điện thoại thông minh và đại dịch Covid-19, đã thay đổi ý nghĩa của cụm từ "một mình". Vậy các bức ảnh của cô phản ánh điều gì về sự cô đơn, hành vi xã hội và thái độ của chúng ta trong không gian công cộng?
Hãy xem để cùng ngẫm nào!
Chẳng ai nói ra nhưng thực tế luôn có một sự kỳ thị kỳ lạ xung quanh việc đi ăn một mình. Trong khi không ai để mắt đến việc một vị khách ngồi một mình ở quán cà phê, hoặc ai đó lủi thủi đi xem phim, thì cảnh tượng người nào đó ăn tối trong một nhà hàng mà không có ai đi cùng dường như luôn gây ra một sự nghi ngờ nhất định. Rằng họ đang rất cô đơn, hay là anh ấy/cô ấy khó tính đến không có bạn bè hay họ không hòa đồng...
Nhiếp ảnh gia Nancy A Scherl đã dành 35 năm qua để khám phá sự tò mò này. Cô đi khắp các nhà hàng để ghi lại hình ảnh những vị khách đơn độc. Các bức ảnh của Nancy giờ đây đã được tập hợp lại trong một cuốn sách có tựa đề: "Dining Alone: In the Company of Solitude, which features images from the 1980s until 2020".
Các bức ảnh của Nancy cho thấy, cuộc sống đã thay đổi vào năm 2020, đại dịch Covid-19 ập đến, việc ngồi ăn một mình đột nhiên trở nên "quá đỗi bình thường". Bởi vì các hoạt động tương tác nhóm là điều nên tránh.
Bên cạnh đó, những chiếc smartphone khiến người ta chẳng cần thấy nhau, hay ngồi ăn cùng nhau. Sự kết nối dễ dàng qua Internet chính là nguyên nhân góp phần tạo ra cảnh tượng ấy.
Nguồn: The Guardian