Điều chỉnh mức tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm đều điều chỉnh lại mức tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội (còn được gọi là hệ số trượt giá) nhằm bù đắp sự mất giá của đồng tiền ở những thời điểm người lao động đã đóng bảo hiểm thời gian trước.

Tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 03/01/2023, hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022.

Mức tăng dao động từ 0,03 - 0,16. Hệ số áp dụng cho năm 2022 và 2023 là không tăng.

Thời điểm Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/2/2023, tuy nhiên bảng điều chỉnh mức tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH được tính cho các trường hợp hưởng BHXH từ ngày 01/01/2023.

Theo đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo bảng dưới đây: 

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng đáng kể so với năm 2022. Tăng mạnh nhất là hệ số trượt giá tính cho giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995 (tăng 0,16). Còn các giai đoạn khác hầu hết cũng được điều chỉnh tăng hệ số trượt giá với mức thấp nhất là 0,03 (trừ năm 2021 và 2021 do không tăng).

Mặc dù đến tháng 2/2023 Thông tư 01 mới có hiệu lực nhưng các hệ số trượt giá được quy định tại Thông tư này được áp dụng luôn cho các trường hợp hưởng chế độ BHXH từ ngày 01/01/2023.

Sửa quy định về các trường hợp được lĩnh BHXH 1 lần

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/2/2023 sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các trường hợp mắc bệnh được hưởng BHXH 1 lần. Theo đó, người lao động gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được lãnh BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Người đang bị mắc 01 trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP (hiệu lực đến hết 14/2/2023) yêu cầu người lao động đang bị mắc ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng,… đồng thời phải đáp ứng thêm điều kiện là không tự sinh hoạt cá nhân hàng ngày, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn mới được giải quyết hưởng BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.

Như vậy theo quy định mới, thì từ 15/02/2023 người lao động bị ung thư có thể lãnh BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc mà không chờ 1 năm như quy định cũ. 

Nhiều chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2023: Thống nhất mức phí đăng ký cư trú, điều chỉnh mức tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH - Ảnh 2.

Thống nhất mức phí đăng ký cư trú trên cả nước

Đây là một trong những chính sách mới có hiệu lực tháng 02/2023 đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú, có hiệu lực kể từ ngày 05/02/2023.

Theo đó, việc thu lệ phí đăng ký cư trú trên toàn quốc sẽ được áp dụng chung theo mức sau đây mà không có sự phân biệt giữa các tỉnh, thành.

STT

Nội dung

Mức thu (đồng/lần đăng ký)

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp

Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến

1

Đăng ký thường trú

20.000

10.000

2

Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình)

15.000

7.000

3

Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách

10.000

5.000

4

Tách hộ

10.000

5.000

Trước đó, mức thu lệ phí đăng ký cư trú do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương với nguyên tắc mức đăng ký cư trú tại thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

Giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến

Thông tư số 75/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú có hiệu lực từ ngày 5/2/2023. Theo đó, công dân được giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thông tư nêu rõ, công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Nhiều chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2023: Thống nhất mức phí đăng ký cư trú, điều chỉnh mức tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH - Ảnh 4.

Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài

Thông tư 20/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.

Thông tư quy định, các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức bao gồm:

a) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;

b) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;

c) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong nước và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế. Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác.

Nhiều chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2023: Thống nhất mức phí đăng ký cư trú, điều chỉnh mức tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH - Ảnh 5.

Không giảm giá xem phim cho người già, trẻ em bị phạt đến 10 triệu đồng

Thêm một chính sách mới có hiệu lực tháng 02/2023 là việc xử phạt đối với các cơ sở điện ảnh không miễn giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác.

Theo Nghị định 128/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023), rạp chiếu phim vi phạm sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 128 năm 2022 cũng tăng mạnh mức phạt đối với một số vi phạm trong lĩnh vực điện ảnh:

- Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác: Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 10 đến 20 triệu đồng).

- Sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực, thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân: Phạt tiền từ 40 đên 50 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 30 đến 40 triệu đồng).