Theo thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), nếu tính theo tỷ lệ nhập học theo các phương thức xét tuyển, nhiều phương thức có kết quả quả nhập học là 0%. Còn tính theo tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu thì một số phương thức xét tuyển có kết quả hơn 0,5% nhưng chưa đến 1%. Cụ thể:

TT

Phương thức xét tuyển

Chỉ tiêu

Nhập học

Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu

Tỷ lệ nhập học theo các phương thức

1

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

5,475

323

5.90%

0.07%

2

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

326

82

25.15%

0.02%

3

Xét tuyển qua phỏng vấn

41

7

17.07%

0.00%

4

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

534

3

0.56%

0.00%

5

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

400

2

0.50%

0.00%

Tuyển sinh đại học năm 2022, có đến gần 20 phương thức xét tuyển được các cơ sở giáo dục đại học áp dụng. Tuy nhiên, kết quả nhập học của thí sinh chủ yếu ở phương thức xét học bạ và Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).

Dưới đây là tốp 5 phương thức xét tuyển có tỉ lệ thí sinh nhập học nhiều nhất trong năm 2022:

TT

Phương thức XT

Chỉ tiêu

Nhập học

Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu

Tỷ lệ nhập học theo các phương thức

1

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

261,190

245,040

93.82%

52.38%

2

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

224,042

169,537

75.67%

36.24%

3

Sử dụng phương thức khác

27,080

19,195

70.88%

4.10%

4

Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

14,473

9,050

62.53%

1.93%

5

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

10,396

6,284

60.45%

1.34%

Tại buổi giao ban quý IV/2022 về công tác tuyển sinh và đào tạo khối đại học và cao đẳng sư phạm, đại diện nhiều cơ sở đào tạo đề xuất loại bỏ những phương thức xét tuyển không hiệu quả.

Năm 2023, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai các giải pháp liên quan trực tiếp tới công tác tuyển sinh đại học. Chẳng hạn như: Ban hành danh mục thống kê ngành thí điểm, lựa chọn chỉ đưa vào những ngành mới tuyển sinh tốt hoặc có dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai; hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát lại các ngành tuyển sinh, loại bỏ những ngành đào tạo không còn nhu cầu của XH và những ngành mới đào tạo thí điểm kém hiệu quả.

Giữ ổn định quy chế tuyển sinh, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở đào tạo hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, tăng độ tin cậy của các hình thức đánh giá, xét tuyển và sự công bằng đối với thí sinh.