Sắp đến kỳ nghỉ hè, kết thúc năm học thì với các cô cậu học trò cuối cấp mùa hè càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. 

Gần đây một cô cậu học trò lớp 12 đã đưa đáp án cho câu hỏi: "Thế nào là sự đau khổ?" bằng hình ảnh kết quả học tập "sát nút" bảng xếp loại Học sinh giỏi.

Học sinh định nghĩa sự đau khổ - Ảnh 1.

Kết quả học tập đầy nuối tiếc của một cô, cậu học trò đã rất cố gắng trong năm.

Bức ảnh thông báo kết quả học tập của 1 học sinh cuối cấp PTTH. Dù kết quả học kỳ II đạt 8.0 nhưng chưa kịp mừng thì nhìn xuống con số phía dưới về kết quả cả năm thì lại ở mức "đau tim". Đứng ở "làn ranh giới" mà có lẽ rất nhiều bạn đã cố gắng để đạt Học sinh giỏi, nhưng cô cậu trò này dù đã suýt về đích mà không thể nhấc nốt bàn chân kia bước qua. Thế nên kết quả cuối cùng của trò vẫn chỉ là 7,9 và đạt Học sinh tiên tiến mà thôi. Đây hẳn là một kết quả nhiều nuối tiếc.

Đời học trò điểm số ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và kết quả cuối cùng được coi là điểm đánh giá thành tích cho cả 12 năm học. Mốc phấn đấu tưởng chạm tay cuối cùng lại trượt mất trong gang tấc nên nói đây là kiểu đau khổ của học trò quả không có gì sai.

Dù sau này nhìn lại, đây cũng chỉ là 1 bước rất nhỏ trong hành trình trưởng thành của một con người. Cuộc sống thực tế sau này quan trọng hơn nhiều tấm bảng điểm kia nhưng hiện tại thứ quan tâm lớn trong đời cô, cậu học trò này hẳn chính là đây.

Câu chuyện dù khiến nhiều người thả icon haha vì vui vui, lũ bạn bè động viện nhau hoặc gọi đây là "số nhọ". Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn 1 chút ở góc nhìn khác. Đây cũng có thể là sự đau khổ thực sự của những đứa trẻ quá áp lực về điểm số và mong muốn đáp ứng sự kỳ vọng của cha mẹ và gia đình hoặc chính bản thân mình. Không ít trường hợp những đứa trẻ bị stress, mắc bệnh tâm thần hoặc ở mức có thể tự hủy hoại sinh mạng của mình vì áp lực học hành, vì điểm số không như ý.

Bởi thế, dù cha mẹ kỳ vọng, nhiều mong muốn ở những đứa con của mình, nhưng không có nghĩa là ép chúng phải thực hiện đến mức cảm thấy quá áp lực mà vô tình đẩy con vào những đau khổ không đáng có. 

Ở trường hợp này, dù danh hiệu khác nhau nhưng điểm số chỉ là độ chênh ở mức rất nhỏ. Nên trong hoàn cảnh này cha mẹ nên động viên con mình thay vì tăng áp lực hay chì chiết chúng nhé.