Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người từng trải qua cảm giác những ngón tay hoặc thậm chí là một cánh tay bị tê. Tình trạng này có thể xảy ra mang tính tạm thời, tức là do sự mệt mỏi gây ra. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn nên đề phòng những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

1. Mệt mỏi

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 1.

Biểu hiện: Khi nhấc đồ nặng và đặt cổ tay vào các tư thế không thoải mái, chúng ta đang gây áp lực lên các dây thần kinh nằm gần bề mặt da. Điều này dẫn đến cảm giác tê (ngứa ran) trên bề mặt của tất cả các ngón tay.

Khắc phục: Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi nói chung. Massage cũng là một giải pháp hữu hiệu.

2. Thiếu vitamin

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 2.

Biểu hiện: Sự thiếu hụt vitamin nhất định (như vitamin E, B1, B6, B12) thường gây ra cảm giác tê (ngứa ran) ở ngón tay trái hoặc chân trái.

Khắc phục: Khôi phục sự cân bằng vitamin trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của của bác sĩ để nạp đúng liều lượng vì thừa một số vitamin cũng gây ra tác dụng phụ.

3. Tổn thương cột sống

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 3.

Biểu hiện: Một số vấn đề của cột sống có thể được nhận biết thông qua ngón tay út của bàn tay trái. Đây là kết quả của quá nhiều áp lực và các hoạt động gây tổn hại dây thần kinh.

Khắc phục: Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo căng lưng, tập yoga, thể dục dụng cụ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn cần tránh ngồi lâu.

4. Hội chứng ống cổ tay

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 4.

Biểu hiện: Hội chứng này thường được biểu hiện thông qua ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa. Do những hành động nhất định được lặp đi lặp lại nhiều lần trong công việc hoặc lối sống khiến cho dây chằng sưng lên, gây tê tay.

Khắc phục: Thực hiện các bài tập đơn giản và kéo các khớp có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng ống cổ tay.

5. Các vấn đề về tuần hoàn máu

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 5.

Biểu hiện: Cảm giác râm ran ở các ngón tay bên phải có thể xảy ra bởi vì áp lực lên các dây thần kinh bề mặt hoặc chấn thương khớp tay, khớp vai. Triệu chứng này cũng có thể là do một số bệnh liên quan đến tim mạch ảnh hưởng đến dòng chảy chung của máu.

Đầu ngón tay chuyển sang màu xám hay xanh nhạt cũng cho thấy khả năng tuần hoàn máu kém trong cơ thể.

Khắc phục: Bạn nên đi dạo với tốc độ vừa phải hoặc tập thể dục để cải thiện sức khỏe của mạnh máu ở các chi. Các vấn đề trầm trọng hơn đối với lưu thông máu đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia y tế.

6. Bệnh Buerger

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 6.

Biểu hiện: Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người hút thuốc lá. Dòng máu bị gián đoạn bởi hàm lượng nicotin nạp vào, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể. Tình trạng này gây tê đầu tiên ở các ngón tay, sau đó là cả cánh tay.

Khắc phục: Không có cách nào để chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn nhưng từ bỏ những thói quen có hại là một bước cần làm đầu tiên.

7. Bệnh tiểu đường

Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt: Kiểm tra rất đơn giản - Ảnh 7.

Biểu hiện: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là cảm giác ngứa ran từ chân đến các phần của cánh tay. Điều này xảy ra do sự giảm lưu lượng máu đến những vùng nhất định và do tổn thương tại các đoạn cuối của dây thần kinh.

Khắc phục: Tiểu đường type 1 được điều trị bằng cách tiêm insulin. Còn tiểu đường type 2 thường phải kết hợp với chế độ ăn kiêng, vì vậy bạn cần làm xét nghiệm máu và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

* Theo Brightside