Suy nhược thần kinh, một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, thường được nhắc đến khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, khó tập trung và mất ngủ. Tuy nhiên, suy nhược thần kinh không chỉ đơn thuần là cảm giác mệt mỏi thông thường mà là một tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.
Suy nhược thần kinh là một hội chứng đặc trưng bởi sự mệt mỏi mãn tính, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, mất cảm giác ngon miệng và các triệu chứng về thể chất khác. Những người mắc chứng này thường cảm thấy kiệt sức, chán nản, lo lắng và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đáng tiếc, ngày nay, số người bị suy nhược thần kinh có xu hướng tăng. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng song ảnh hưởng về lâu dài của nó đến sức khỏe và tinh thần không kém gì những căn bệnh nguy hiểm nhất như ung thư. Nhiều người chủ quan cho rằng, suy nhược thần kinh và triệu chứng của nó chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn khi căng thẳng áp lực quá độ nhưng nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi nếu như người bệnh mắc phải bệnh suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ và bệnh nhân xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sau đó tuân thủ theo đúng phác đồ tự điều trị.
Tuy nhiên, việc phát hiện mình có nguy cơ bị suy nhược thần kinh hay không quan trọng hơn.
Kiểm tra nguy cơ suy nhược thần kinh bằng bức ảnh
Có nhiều phương pháp để kiểm tra một người có nguy cơ bị suy nhược thần kinh hay không, trong đó đơn giản nhất và có thể thực hiện tại nhà là dùng hình ảnh.
Những bài kiểm tra này được phát triển dựa trên việc theo dõi sự biến đổi trong não bộ khi cơ thể trải qua tình trạng căng thẳng, từ đó đánh giá mức độ stress một cách đáng kể. Bạn hãy nhìn vào những bức ảnh dưới đây là ghi lại cảm nhận của mình, từ đó sẽ đánh giá được mức độ suy nhược thần kinh mình đang gặp phải.
Đây là những bức ảnh hoàn toàn tĩnh, nhưng khi quan sát trong 10s, cảm nhận của mỗi người có thể sẽ khác nhau.
Bức ảnh 1:
Kết quả:
- Bức ảnh đứng yên: Đó là dấu hiệu của sự khỏe mạnh và không bị căng thẳng. Tuy nhiên, quan trọng là phải đảm bảo xem bức ảnh ở kích thước chuẩn. Nếu thu nhỏ, bức ảnh có thể trở nên ít chuyển động, không phản ánh đúng tình trạng bạn đang trải qua.
- Bức ảnh chuyển động chậm: Đây là biểu hiện của căng thẳng ở mức độ nhẹ. Bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình bằng cách duy trì lối sống khoa học, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Bức ảnh chuyển động nhanh: Đó có thể là dấu hiệu của mức độ stress nặng. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên thăm bác sĩ vì căng thẳng nặng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý khác.
Bức ảnh 2:
Kết quả:
- Bức ảnh đứng yên: Nếu bạn nhận thấy bức ảnh không có chuyển động, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang ở trạng thái tốt nhất, không gặp phải căng thẳng và mệt mỏi.
- Bức ảnh chuyển động chậm: Kết quả này cho biết bạn đang trải qua mức độ căng thẳng nhẹ. Sự căng thẳng ở mức độ nhẹ thường không cần quá lo lắng. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể xem xét đến việc giảm áp lực công việc và dành thời gian nghỉ ngơi.
- Bức ảnh chuyển động nhanh: Sự chuyển động nhanh của hình ảnh trong bức ảnh là kết quả của việc vỏ não thị giác bị ức chế và rối loạn. Điều này là dấu hiệu rõ ràng của việc bị căng thẳng nặng và cơ thể bạn đang cần phải được nghỉ ngơi ngay lập tức.
Nếu sau khi nhìn cả 2 bức ảnh mà có chung kết quả thì có khả năng cao bạn đang gặp phải các triệu chứng của suy nhược thần kinh.
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh rất đa dạng, có thể bao gồm:
Căng thẳng kéo dài: Áp lực công việc, học tập, gia đình... là một trong những nguyên nhân chính gây suy nhược thần kinh.
Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống không điều độ cũng là yếu tố nguy cơ.
Sử dụng chất kích thích: Caffeine, rượu, thuốc lá... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch... cũng có thể gây ra suy nhược thần kinh. Hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.