Kể từ ngày 1/5, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực. Mức phạt cho hành vi hút thuốc lá nơi công cộng được nâng lên khá cao, từ 200.000 - 500.000 đồng/lần. Thế nhưng, thực tế việc thực thi luật này gần như chưa có tác dụng.
Nơi công cộng được quy định cụ thể ở đây là phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, trường học, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng... Tuy nhiên, tại những địa điểm này, nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc. Theo ghi nhận của PV, ngay trong bệnh viện Bạch Mai, hành vi hút thuốc lá vẫn diễn ra một cách ngang nhiên.
Từ những người có tuổi...
... đến thanh niên...
... đều thoải mái "nhả khói" trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai.
Nơi công cộng được quy định cụ thể ở đây là phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, trường học, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng... Tuy nhiên, tại những địa điểm này, nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc. Theo ghi nhận của PV, ngay trong bệnh viện Bạch Mai, hành vi hút thuốc lá vẫn diễn ra một cách ngang nhiên.
Từ những người có tuổi...
... đến thanh niên...
... đều thoải mái "nhả khói" trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai.
Nhiều người vẫn vô tư, thản nhiên hút thuốc tại nơi công cộng mà không có cơ quan
chức năng nào kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và xử lý. Tại một số địa
điểm như bệnh viện, trường học… lẽ ra Luật phòng, chống tác hại của
thuốc lá phải được thực thi một cách nghiêm túc, triệt để vì đây là
những nơi “nhạy cảm”, khói thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người xung quanh.
Phải chăng người dân đang mù mờ về luật hay họ đã được tuyên truyền, được biết nhưng vẫn thờ ơ, coi thường, đánh đố? Không ít người thậm chí còn phì phèo điếu thuốc ở ngay bên cạnh biển báo cấm hút thuốc.
Biển cấm hút thuốc ngay trước mặt, bảo vệ đứng cách chưa đầy 10 mét, thanh niên ăn mặc lịch sự
vẫn thản nhiên đốt thuốc.
Mắt đọc biển cấm, miệng vẫn phì phèo điếu thuốc.
Bệnh viện là nơi cần nhất một bầu không khí trong lành...
... Nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó.
Cấm gì làm nấy!
Phải chăng người dân đang mù mờ về luật hay họ đã được tuyên truyền, được biết nhưng vẫn thờ ơ, coi thường, đánh đố? Không ít người thậm chí còn phì phèo điếu thuốc ở ngay bên cạnh biển báo cấm hút thuốc.
Biển cấm hút thuốc ngay trước mặt, bảo vệ đứng cách chưa đầy 10 mét, thanh niên ăn mặc lịch sự
vẫn thản nhiên đốt thuốc.
Mắt đọc biển cấm, miệng vẫn phì phèo điếu thuốc.
Bệnh viện là nơi cần nhất một bầu không khí trong lành...
... Nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó.
Cấm gì làm nấy!
Vợ và con nhỏ cùng hít khói thuốc của chồng.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, một phụ nữ mang thai bị khói thuốc của người đàn ông bên cạnh “tra tấn”.
Khói thuốc từ một người có thể đầu độc rất nhiều người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phụ huynh vẫn hút thuốc lá tại nơi vui chơi giải trí dành cho trẻ em (Hình ảnh tại Vườn thú Thủ Lệ).
"Nhả khói" ngay cổng trường THPT Trần Nhật Duật.
Vô tư hút thuốc cạnh bảng cấm ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Hoàng Thạch Vân.
Vẫn hút nhiệt tình bất chấp biển báo cấm.
Người phụ nữ và bé gái phải bịt khẩu trang khi người đàn ông hút thuốc trên xe.
Nữ giới hút thuốc ở nơi công cộng như thế này...
... làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của phụ nữ Việt.
Một số học sinh tiểu học cũng học đòi người lớn, tập tành hút thuốc.
Nhiều người vừa đi đường, vừa hút thuốc.
Còn ở ngoài đường thì hút thuốc dường như được xem là việc quá bình thường.
Tại các quán cà phê, việc tiếp thị thuốc lá vẫn diễn ra công khai.