Bà cụ mù lần đầu lên tiếng về vụ việc

Sáng ngày 28/6, chúng tôi đã tìm đến nhà bà Giang tại chung cư Ngô Tất Tố (Q.Bình Thạnh). Người viết bài gặp bà với vai trò: một bạn trẻ biết về hoàn cảnh của cụ nên đến thăm.

Bà Giang cho biết tên đầy đủ là Nguyễn Thị Minh Giang nhưng từ chối trả lời về năm sinh. 

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 1

Bà Giang trong căn hộ của mình ở chung cư Ngô Tất Tố.

Bà cho biết, trước đây bà ở trên đường Nguyễn Ngọc Phương, sau khi khu ấy được giải tỏa, bà về chung cư Ngô Tất Tố này theo diện tái định cư. Năm 1988 bà mù do tai nạn lao động. Bà đã đi chữa trị ở Mĩ nên làm lại được da mặt - trông như không có dấu vết, riêng đôi mắt thì không thể cứu chữa được.

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 2

Bà Giang kể về đời mình.

Năm năm sau khi mù, bà cũng chia tay với người chồng vì ông gian dối. Theo lời bà, ông đã tráo ống heo tiết kiệm của bà để lấy tiền. Đó là người chồng chắp vá, đồng thời bà phải nuôi cả người con của ông. Nhưng vì những điều không vui này nên bà đã chọn sống một mình. Thời gian gần đây ông đã mất.

Bà hiện đang sống một mình. Mỗi ngày bà bán được năm mươi tờ vé số, lời được 60 ngàn đồng, nhưng đã phải tốn hết 40 ngàn đồng xe ôm.

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 3

Cửa sổ ít khi được mở ra vì bà không cần phải có ánh sáng như người bình thường.

Nhắc lại việc dẫn đến ẩu đả phía trước bưu điện hôm 26/6, bà cho biết: “Tôi bán ở đó lâu rồi, nhân viên bưu điện rất yêu quí tôi, luôn dành chỗ đó cho tôi bán. Những người khác bị lực lượng trật tự đô thị đuổi chứ tôi thì không, vì được thương”. Theo lời bà, hành vi của những người kia đối với bà là do ganh ghét, thiếu văn hóa, tính côn đồ. “Tôi đã không lên tiếng nhờ bưu điện can thiệp là vì tình nghĩa với bưu điện, để mọi chuyện vỡ lỡ ra thì gây khó khăn cho bưu điện” - bà giải thích thêm.

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 4

Cây gậy sắt được bà Giang dùng lâu năm nên đầu gậy đã bị móp đi nhiều.

Bà cũng chia sẻ thêm, mỗi tháng Hội người mù tặng bà 10kg gạo, 10 gói mì, quận cũng tặng bà 240 ngàn đồng/tháng.

Nhắc về Tuấn (người thanh niên đã lên tiếng giúp bà hôm 26/6), bà cho hay: "Tuấn hôm ấy giận đến run người lên. Khi chia tay, Tuấn tặng tôi 10 ngàn đồng”.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, bà bày tỏ thẳng: “Người ta nói giúp, quan tâm, nhưng vấn đề là phải có hành động thiết thực, cụ thể’. Theo đó bà mong được giúp thêm vốn để buôn bán.

Theo quan sát của chúng tôi, ngôi nhà của bà có một phòng khách, một phòng ngủ, một nhà bếp. Không gian nhà khá tối và ẩm ướt do có người vừa dùng nhà tắm, để nước văng tràn ra ngoài. Dù khi gõ cửa xin vào thăm, bà đã xin chờ vài phút để dọn dẹp trước khi mở cửa. Nhưng do bà bị mù nên phòng vẫn còn ẩm ướt, bừa bộn.

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 5

Phía trong nhà bếp và trước buồng ngủ.

Cuộc sống phức tạp phía sau lời kể của những người hàng xóm

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 6

Có thể nhìn thấy rõ tấm lưng trần bên trong phòng qua lỗ hổng này.

Sau khi nói về nhu cầu giúp đỡ là phải thiết thực, khi được người viết biếu quà, bà đề nghị giúp thêm một trăm ngàn đồng nữa. Bà tươi cười nói: “Hi sinh thêm cho tôi, sẽ được đền đáp về sau”. Điều này giống như thông tin những bảo vệ và xe ôm khu vực bưu điện cung cấp: thay vì thối tiền lại cho khách, bà thường xin luôn, hoặc nhờ mua thêm vé số. 

Những ẩn số phía sau cuộc sống của bà cụ mù ở Bưu điện Thành phố 7

Bà thấy vui khi được nhận thêm tiền theo nguyện vọng

Một người dân khi được hỏi đã cho biết trước đây bà ở chung với chồng (trước khi ông mất), nhưng bà hay la ó, đập gậy lên đầu ông nên ông ít ghé lại.

Một chủ quán nước kể: "Người dân ở đây ngại tiếp xúc với bà lắm, vì tính bà khó chiều. Được giúp đỡ thì bà ngon ngọt, nhưng khi nổi nóng thì chửi bởi người khác không thương tiếc. Người ở đây thấy bà là né”. Chị cũng cho biết thêm: “Lâu lâu lại có mấy ông xe ôm vô nhà bà rồi ở lại đó. Thời gian sau lại thấy ông khác. Việc này cũng làm người dân ngại ngùng với bà”.

Một người đàn ông giữ xe cho biết: “Mỗi sáng xuống gọi xe ôm hễ xe tới trễ là bà chửi bới lớn tiếng qua điện thoại”. Hỏi về việc dường như có ai đang ở cùng bà (người viết phát hiện ra, dù bà nói sống một mình, nhưng phía trong phòng trong của bà có sự hiện diện của một tấm lưng trần), người giữ xe này chỉ tay vào chiếc xe máy màu xanh trước mặt, nói khẽ: “Ông xe ôm này nè, ông mới tới”. 

Hai người dân đã đề cập đến việc có thể bà mù do liên quan đến chuyện tình cảm và a-xít, chứ không phải tai nạn thường.

Một người phụ nữ sau những lời kể cũng bày tỏ nhiều cảm thông: “Có lẽ  do sống một mình, lại mù lòa nên bà trở nên bức bối khó tính. Chúng tôi thương bà vì bà khuyết tật và cô đơn. Nhưng tính bà vậy nên chúng tôi thông cảm theo cách hạn chế tiếp xúc để tránh chuyện không vui và không can thiệp vào cuộc sống của bà"!...