Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu..
Nó là sản phẩm của một chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành axit uric. Đó là nguồn axit uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản... sẽ được chuyển hóa thành axit uric rất nhiều.
Axit uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất axit uric. Do đó, axit uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia. Đây là lý do nam giới bị tăng axit uric nhiều hơn phụ nữ.
Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể khi nguồn tạo ra axit uric và thải loại axit uric bị mất cân bằng hoặc tạo axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho loại axit này bị lưu giữ lại trong máu nhiều hơn. Khi đó axit uric sẽ lắng đọng trong các mô. Axit uric uric thường lắng đọng nhiều nhất ở các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gút. Tuy nhiên có những trường hợp axit uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ít người ta gọi là tăng axit uric máu chứ không gọi là bệnh gút.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều kết luận về sự liên quan giữa tăng axit uric máu với một số bệnh lí chuyển hóa khác như:
Axit uric máu tăng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim, bệnh huyết áp... Ảnh minh họa
Tăng axit uric máu và bệnh tim mạch vành
Từ năm 1951, các nhà khoa học lần đầu tiên đề xuất giữa axit uric và bệnh tim mạch vành có thể tồn tại sự tương tác phức tạp. Nhưng đến gần đây, mối quan hệ giữa tăng axit uric máu với bệnh tim mạch mới được chú ý.
Nhiều nghiên cứu quốc tế chứng minh, cho dù là đàn ông, phụ nữ, da trắng hay da đen, nồng độ axit uric đều tương quan thuận với tỷ lệ tử vong, bệnh nhân tử vong do cơ tim thiếu máu cục bộ thường có nồng độ axit uric ở mức cao nhất. Triệu chứng tăng axit uric máu là nhân tố nguy hiểm độc lập làm tăng nguy cơ tử vong của người mắc bệnh tim mạch vành (đặc biệt là phụ nữ). Axit uric máu tăng lên 59.5μmolPL, nguy cơ tử vọng do tim mạch vành tăng lên 48%, acid uric > 357μmolPL càng dễ mắc bệnh tim mạch vành.
Tăng axit uric máu và tăng huyết áp
Theo nghiên cứu, nguy cơ tăng huyết áp cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có axit uric máu cao trên 400µmol/l so với những người có acid uric máu dưới 200µmol/l. Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị, hiện tượng suy giảm dòng máu động mạch vành ở người có kèm tăng axit uric máu cao hơn đáng kể so với người bình thường, khỏe mạnh. Như vậy, tăng axit uric máu liên quan với tăng huyết áp và là một yếu tố nguy cơ độc lập của tổn thương cơ quan đích trong bệnh tăng huyết áp.
Tăng axit uric máu và suy tim
Tăng axit uric máu là chỉ số đo độc lập nguy cơ suy tim mạn tính, axit uric máu > 565μmolPL liên quan đáng kể tới tỷ lệ tử vong do suy tim, hơn nữa giá trị axit uric càng cao, tỷ lệ tử vong vì suy tim càng rõ rang hơn, nếu axit uric máu > 800μmolPL, tỷ lệ tử vong cao gấp 18 lần so với khi axit uric máu là 400μmolPL.
Tăng acid uric máu được tìm thấy ở 60% bệnh nhân nhập viện vì suy tim mạn tính mất bù. Thêm vào đó, tăng acid uric máu liên quan tới tình trạng đề kháng insulin, thiếu oxy mô, tăng sản xuất cytokine và các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.
Hạt hướng dương là một trong những loại hạt giàu axit folic mà bà bầu nên bổ sung