Cuộc gặp gỡ với ông Ngô Đình Nhu
Khi được giới thiệu với cô gái 15 tuổi Trần Lệ Xuân ở Hà Nội, ông Nhu đã ngót 30 tuổi và thu hút ánh nhìn của người đối diện nhờ dáng vẻ điển trai, thư sinh cộng thêm chút trải đời. Thêm vào đó, gia thế tốt đẹp của gia đình ông ở Huế cũng là điểm cộng mạnh mẽ.
Thời điểm đó, ông Nhu về Việt Nam sau 10 năm học tập ở Pháp từ văn chương cho tới thư viện. Tất cả đều được ghi danh ở những trường học danh giá tại Pháp cho nên khi về Hà Nội, ông làm việc tại cơ quan văn khố.
Lúc này, Lệ Xuân vẫn sống trong những nỗi bẽ mặt hàng ngày mà gia đình bà gây ra cho nên ý nghĩ về việc kết hôn với người đàn ông này sẽ giúp bà được giải phóng một cách hoàn toàn. Không dừng lại ở đó, cuộc sống quá đủ đầy và ngập trong những buổi tiệc tùng với đủ loại người, những mối quan hệ trong luồng ngoài luồng của bố mẹ cũng làm bà phát chán. Bà muốn ông Nhu như một làn gió mới thổi đồng thời là cơ hội chuyển cuộc đời sang trang mới.
Không lâu sau buổi gặp gỡ trong vườn nhà, ông Nhu và bà Lệ Xuân đính hôn rồi 3 năm sau mới tổ chức đám cưới. Giữa cái thời điểm khó khăn ấy, đám cưới của cô con gái thứ hai nhà ông bà Chương vẫn được diễn ra một cách đủ đầy, xa hoa với rượu sâm panh và những thức ăn đắt tiền.
Trong lễ cưới vào tháng 5/1943 tại Nhà Thờ Lớn (Hà Nội), Trần Lệ Xuân được miêu tả với hình ảnh long lanh đến mức choáng ngợp từ cách mang tất tay dài, choàng đăng ten quấn quanh mái tóc đang chảy dài xuống đôi vai... cho đến nét đẹp nhất là đôi mắt long lanh mở to trong suốt buổi lễ.
Hình ảnh xa hoa đài các của Lệ Xuân trong lễ cưới.
Vì hôn nhân không tình yêu nên “tôi cô đơn trong hầu hết thời gian”
Từ sau đám cưới, Lệ Xuân được mọi người gọi với cái tên “bà Nhu” và đi xây dựng một gia đình của riêng mình. Tuy nhiên, rất nhiều tài liệu đã ghi lại rằng cuộc hôn nhân của bà Nhu hoàn toàn không có tình yêu và ông Ngô Đình Nhu hoàn toàn không phải người đàn ông đích thực của đời bà. Bằng chứng là rất nhiều những scandal tình ái bủa vây xung quanh khiến cho dư luận sau này vẫn đặt dấu chấm hỏi về tình yêu thực sự của đời bà là ai.
Trong cuốn nhật ký của mình, bà Nhu đã thể hiện rõ sự lo lắng thường trực về cuộc hôn nhân với ông Nhu khi cho rằng chỉ có một lần chồng khiến bà ngạc nhiên khi tỏ ra ân cần với vợ, mua tặng vợ một chùm đèn pha lê nhân kỷ niệm ngày cưới của họ. Người đàn bà ấy luôn than thân trách phận: "Anh ấy không còn đủ trẻ để làm gì hơn".
Gia đình bà Nhu chơi trong sân vườn nhà.
"Mình ngày càng bớt yêu anh ấy", đó là lời tự thú Trần Lệ Xuân đau khổ viết cho chính mình khi bị bóp nghẹt từ từ trong cuộc hôn nhân không đam mê và ăm ắp dự cảm về một tương lai cô độc. Lý giải cho điều này, tác giả Monique Brinson Demery cho rằng, vì trước khi có được sự rung động thực sự, điều lóe lên trong ý nghĩ của Lệ Xuân đơn giản là 2 chữ: Cơ hội bao gồm cả việc củng cố địa vị gia đình, làm bẽ mặt những người thân vốn thiếu công bằng với bản thân.
Cuộc sống gia đình bà Nhu sau khi sinh 4 người con cũng không có gì khá khẩm hơn. Bà thường xuyên cho rằng chính ông chồng bà đã xài hết thời trẻ trung theo cách của riêng ông để cho bà ở tuổi 34 phải tìm mọi cách để tự mình xoa dịu đi “ngọn lửa dục vọng”. Từ đây, hàng loạt các scandal tình ái ra đời.
Cuộc đời của Madam Nhu Trần Lệ Xuân là một chuỗi những ham muốn lấp đầy dục vọng cá nhân.
Tuy nhiên, đó lại là một trong những sai lầm "chết người" đời bà khi phát hiện ra ông chồng của mình ngoại tình trong lúc bà mang thai. Bà nổi xung thiên với ông không vì tội ngoại tình mà vì ông đã làm điều đó với một kẻ bà cho là thô tục và hèn hạ. Bà thể hiện sự khinh miệt của mình bằng cách không cho dòng tên cô ta xuất hiện trong nhật ký đời mình.
Bà đã sống hết cuộc hôn nhân đó cho đến ngày con gái lớn của bà bị tai nạn xe hơi qua đời, chồng bà cũng bị giết mà chưa bao giờ thấy được một tình yêu trọn vẹn…
Bà Nhu chụp ảnh với con gái Lệ Thủy trước khi cô qua đời vì tai nạn giao thông.
Còn tiếp…
(Nguồn tham khảo: Sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng, tác giả Monique Brinson Demery, dịch giả Mai Sơn)