Đau đầu khi thường thấy con trai lén lút chơi game
 
Gần 1 năm nay, anh chị Toàn - Hà (Minh Khai, Hà Nội) ngoài công việc bận rộn còn phát sinh thêm một nỗi lo lắng nữa. Đó chính là đứa con trai 10 tuổi nhà anh chị có vẻ bắt đầu quá mải mê với game hơn việc học ở nhà.
 
Năm nay, Bill (tên thường gọi ở nhà), chỉ mới học lớp 4. Nhưng ngoài thời gian học bán trú ở trường, cứ về nhà là con lại tìm cớ mượn Iphone hoặc chạy lên phòng bật máy tính lén lút chơi game. 
 
Đã nhiều lần chị Hà bắt gặp con đang chơi game trên máy. Thậm chí chị đã “chỉnh đốn” Bill bằng việc nhắc nhở, dọa nạt và đánh không tiếc tay. Nhưng Bill vẫn chỉ cai nghiện game được vài ngày là đâu lại vào đấy.
 
Được cái, các bài học ở trên lớp Bill vẫn làm chỉn chu và rất nhanh. Có hôm Bill còn làm ngay trên lớp để về nhà được mẹ cho mượn điện thoại hoặc mặc cả với mẹ chơi game vài phút. Đã có lúc, mình phải cài đặt pass cho máy tính và điện thoại nhưng không hiểu sao con vẫn mò mẫm phá được. Giờ mới học lớp 4 con đã thế” - chị Hà kể.
 
Những bí quyết “vàng” của một phụ huynh cai nghiện game cho con yêu 1
 
Theo chị Hà, ngán ngẩm và bực mình nhất là: “Mỗi lần chơi game, con tập trung cao độ. Có khi mình gọi mấy câu liền, con cũng không để ý. Thế mà khi giao con làm việc nhà thì con đứng mãi mới làm. Nhìn thấy con vậy, vừa tức vừa lo cho con. Bố con thì bận việc hay về nhà rất trễ song khá nghiêm khắc. Thế nên con chỉ sợ bố”.
 
Cứ khi nào có bố ở nhà thì con lại không ỏ ê đến game. Nhưng hôm bố đi vắng, con lại lén la lén lút vào chơi. Lo cho con quá nên gần 3 tháng trước mình đã bàn với chồng những chiêu để quyết tách con ra khỏi thú vui chơi game thật sớm. Không ngờ, sau nhiều ngày nỗ lực, con đã xa rời game và thích thú với hoạt động bên ngoài rồi” - Chị Hà vui mừng chia sẻ. 
 
Bí quyết “vàng” của một phụ huynh cai nghiện game cho con yêu
 
Gần 3 tháng áp dụng những bí quyết riêng do vợ chồng chị tự thảo luận và bàn bạc, con trai 10 tuổi của anh chị đã không còn lén lút và quá ham say với game nữa. Ngược lại, con biết tự dung hòa giữa việc chơi và học. Và đặc biệt, con đã có cách giải trí rất hữu ích và say sưa làm bạn với thiết bị Smart Box vừa học vừa chơi mà anh chị “đầu tư” cho con 2 tháng trước.
 
Có sự thay đổi này là do vợ chồng chị đã kiên trì thực hiện những bí quyết sau:
 
- Dành nhiều thời gian cho con: Để cách ly con dần dần khỏi game, các phụ huynh phải tự sắp xếp công việc và dành nhiều thời gian vui chơi cùng con hơn. Điều này giúp quản lý trẻ tốt hơn và tăng tình cảm gắn kết gia đình.
 
- “Đầu tư” mua thiết bị giáo dục và giải trí cho cả nhà, nhất là càng có nhiều chương trình giúp con vừa chơi vừa học càng tốt: Từ khi được cô bạn thân cùng cơ quan cũng có con nghiện game rỉ tai về một thiết bị giáo dục và giải trí cho cả nhà, lại có thể giúp con cai nghiện game, bố mẹ Bill cũng rước ngay thiết bị giáo dục và giải trí thông minh này về. Đó chính là một chiếc Smart Box.
 
Được biết, với kho ứng dụng của Smart Box, bố mẹ Bill có thể chủ động hướng dẫn và cùng con học nhiều chương trình trò chơi, giải trí, giáo dục. Điều hay ở chỗ những chương trình được tích hợp sẵn trong Smart Box đều có tác dụng kích thích sự sáng tạo của trẻ. 
 
Từ ngày có thiết bị này, Bill rất hào hứng và say mê với kho ứng dụng Góc của bé. Bởi tại đây, Bill có thể thoải mái vừa chơi, vừa học những ứng dụng đa dạng như học đọc, học tiếng Anh, chơi trò chơi trí tuệ…
 
Những bí quyết “vàng” của một phụ huynh cai nghiện game cho con yêu 2
  Khi có Smart Box, Bill được tiếp xúc với nhiều ứng dụng và chương trình giáo dục, giải trí
 
- Cùng chơi những trò chơi game với con: Để biết trẻ hay chơi trò chơi nào, phụ huynh nên nhiều lần cùng con thử chơi những trò mà con yêu thích. Khi ấy, bạn cũng tranh thủ ngầm hướng dẫn con thử tìm chơi những trò chơi mới có tính giáo hóa và thách thức cao hơn.
 
- Lên thời gian chơi game cụ thể của con/tuần: Để quản lý con, bạn cần lên thời gian biểu chơi game cho con/tuần và yêu cầu con thực hiện nghiêm túc. Chẳng hạn như vào cuối tuần, bạn sẽ cho con 1 giờ để chơi game bên cạnh các hoạt động khác. 
 
Khi đã đưa ra thời gian cụ thể cho con thì sau đó, bất cứ tranh luận nào của con về việc gia hạn thêm thời gian dành cho chơi game dù hợp lý đến đâu nếu quá quy định, bạn nên cương quyết loại bỏ.
 
- Lên thời gian cụ thể cho các hoạt động khác của con: Ngoài thời gian học tập ở trường, khi con về nhà, phụ huynh có thể lên một thời gian biểu cho các hoạt động của con song song với thời gian biểu chơi game mỗi tuần. Chẳng hạn như dành thời gian để cho con tìm hiểu chơi một sở thích nào đó; hướng dẫn con chơi một môn thể thao, học cách câu cá, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa…
 
- Cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá cho trẻ: Cha mẹ dù bận rộn cũng nên cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài cùng con. Điều này giúp con năng động hơn, có nhiều kỹ năng xã hội, biết lập kế hoạch thay vì ngồi nhà mải miết chơi game.
 
- Giúp con lên kế hoạch hay mục tiêu dài hạn: Để con tự lên kế hoạch và những mục tiêu dài hạn, phụ huynh hãy khơi dậy niềm đam mê của con. Từ đó, hãy chỉ cho con lập kế hoạch và ngân sách thời gian cũng như tiền bạc để con có thể thực hiện kèm theo lời hứa hẹn sẽ có phần thưởng lớn nếu hoàn thành.
 
Theo đó, bạn có thể hướng dẫn con may một chiếc váy, trồng và chăm sóc cây, khóa học bơi…
 
- Thừa nhận những nỗ lực của con: Khi con từng bước cai nghiện game và nỗ lực trong hàng loạt việc làm, cha mẹ hãy biết ca ngợi khả năng của con, thừa nhận những nỗ lực và tiến bộ của con thời gian qua.
 
Những đứa trẻ được khen ngợi sẽ rất vui và có thêm nhiều động lực để háo hức tiếp tục phấn đấu và thực hiện những nhiệm vụ đầy thách thức mới.  
 
- Luôn ăn tối cùng nhau: Hãy luôn ăn tối cùng nhau mỗi ngày để giúp trẻ thoát khỏi sự cô lập của việc chơi game hay tạo cơ hội liên tục thảo luận với trẻ về việc chơi và học trong mỗi bữa ăn. 
 
Nhiều đứa trẻ rất thích chia sẻ về những thành tích chơi game của chúng. Và bạn cũng tranh thủ nói lên quan điểm của mình về một loạt các lợi ích bên ngoài so với việc con chơi game.
 
Những bí quyết “vàng” của một phụ huynh cai nghiện game cho con yêu 3