1. Công nương Kate và Hoàng tử William (Hoàng gia Anh)
Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton thường xuyên bày tỏ tình yêu thương, sự che chở cho con thông qua những cái ôm. Ngay cả trong những tình huống các con mè nheo, ăn vạ hay khóc lóc vì lo lắng, sợ hãi thì cách ứng xử của Kate vẫn là bế con lên và ôm con để xoa dịu, trấn an. Một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đã phân tích cách ôm con của Hoàng tử William, đó là bế và ngả người về phía sau để ôm chặt con trai hơn. Với cách bế này, Hoàng tử George sẽ cảm nhận được sự an toàn từ chính người bố của mình.
Ngoài ra cặp vợ chồng hoàng gia này còn thường xuyên cúi người xuống ngang tầm mắt với con để trò chuyện. Đây là một cách cha mẹ thể hiện cho các con thấy họ bình đẳng với nhau và để đảm bảo rằng con có sự chú ý hoàn toàn và không bị chia cắt. Sự tôn trọng con khi con nói, sự lắng nghe con khi con chia sẻ được cặp cha mẹ hoàng gia này hoàn toàn thể hiện cho những đứa con của mình.
2. Hoàng hậu Michiko (Hoàng gia Nhật)
Theo truyền thống, thái tử Nhật không bao giờ sống với bố mẹ, vua Akihito đã sống cách biệt với bố mẹ kể từ khi sơ sinh và được nuôi dưỡng bởi vú nuôi trong nhà trẻ hoàng gia. Lúc ba tuổi, nhà vua đã sống ở một cung điện riêng biệt với bảo mẫu, bác sĩ và giáo viên riêng.. Khi Thái tử Naruhito ra đời, Công nương Michiko lúc bấy giờ đã kiên quyết giữ con bên mình như bao đứa trẻ khác cần mẹ chứ không phải một cung điện riêng. Bà cũng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
Mẹ của Hoàng hậu Michiko từng sống ở Đức và áp dụng phương pháp mới trong cách nuôi trẻ ở Tây phương, nên bà Michiko cũng tham khảo cách nuôi con từ mẹ. Bà được mẹ trao lại cho cuốn "Nhật ký nuôi con" ghi chép trong lúc nuôi chính mình của mẹ, với những nguyên tắc khá mới mẻ thời ấy như không bế ẵm để dỗ dành trẻ, mỗi ngày nên cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với không khí ngoài trời, thiên nhiên … Hoàng hậu Michiko cũng theo thói quen ghi chép nhật ký này. Những ghi chép dặn dò ấy đã được tập hợp lại thành quyển sổ mà bà Michiko đặt tên một cách dí dỏm là "Hiến Pháp bé Naru".
Một số ghi chép được Hoàng hậu Michiko ghi lại trong "Hiến Pháp bé Naru":
- Khi hoàng tử còn nhỏ thì: "Mỗi ngày hãy ôm bé thật chặt một lần để biểu lộ tình thương, cho bé cảm thấy mình được nhiều người yêu thương".
- Hoàng tử bé không thích uống sữa bột, cho nên "Hãy rót sữa ra cốc từng chút một, bảo bé uống hết, bé sẽ ra sức uống cho thấy là bé đã uống hết. Bấy giờ hãy rót tiếp cho bé một chút nữa".
- Khi trẻ đang mải mê với một trò chơi gì thì hãy để yên, đừng làm bé phân tâm bởi một trò chơi khác. Khi trẻ làm điều gì sai trái thì kiên nhẫn giải thích cho đến khi đứa bé hiểu được mình đã sai như thế nào. Đã làm gì thì phải làm cho đến nơi đến chốn…
Để hoàng tử tự lập, Hoàng hậu còn tập cho con thói quen ngủ một mình trong phòng riêng từ nhỏ. Có những lúc hoàng tử bé khóc mãi không ngủ, bà Michiko kiên nhẫn đứng sau cánh cửa nhìn vào phòng, chờ đến khi con yên giấc rồi mới rời đi.
Nhưng những lúc có thì giờ, bà thường hát và đọc sách, kể truyện cho hoàng tử nghe trước giờ đi ngủ. Khi con khó ngủ, bà kiên nhẫn kể hết chuyện này đến chuyện khác. Ngoài ra Hoàng hậu Michiko còn dạy cho con gái út Norinomiya mọi việc nữ công gia chánh, từ cách vo gạo, gọt khoai đến làm bánh trái. Phòng riêng của cô còn có cả máy giặt và chỗ phơi quần áo để cô tự làm lấy những việc này.
3. Hoàng gia Tây Ban Nha
Con gái của hoàng tử Fillipe - công chúa Leonor sẽ trở thành nữ hoàng trong tương lai. Hoàng gia Tây Ban Nha dạy con sức khỏe là vàng ngay từ nhỏ. Từ khi còn nhỏ, cả Leonor và em gái Sofia đã cùng bố mẹ vi vu trên những con đường trượt tuyết ở các ngọn núi của Tây Ban Nha.
Tập thể thao là một cách giúp các công chúa rèn luyện và bảo vệ sức khỏe để có thể chịu được sức ép từ những công việc của hoàng gia cũng như tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Cô bé còn luôn được cha mẹ nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình, cởi mở và gần gũi với tất cả bạn bè đồng trang lứa.