Trên thực tế, hầu hết cha mẹ đều thừa nhận, họ rất ngại khi con mình hỏi chuyện giới tính. Những hình ảnh tế nhị được chiếu đầy trên phim ảnh khiến các bé tò mò, còn phụ huynh “toát mồ hôi”.
“Phần lớn cha mẹ đều không chủ động nói với các bé về chuyện giới tính, trừ khi ‘bị’ hỏi. Vì thế, phụ huynh rất yếu trong kỹ năng dạy chuyện này cho con” – Debra Haffner (tác giả cuốn From Diapers to Dating – tạm dịch Dạy con từ thủa đóng bỉm tới lúc biết hẹn hò) chia sẻ. Theo Debra, để không ngại khi nói chuyện giới tính cho con thì bản thân cha mẹ phải thích thảo luận về nó trước.
Tuy vậy, để có kỹ năng giải đáp chuyện giới tính cho con quả không dễ: Nói ít, sợ bé hiểu sai, còn nói nhiều thì lại sợ bé không hiểu hết. Do đó, những thông tin tham khảo về dạy giới tính cho con theo độ tuổi dưới đây sẽ có ích cho cha mẹ:
“Phần lớn cha mẹ đều không chủ động nói với các bé về chuyện giới tính, trừ khi ‘bị’ hỏi. Vì thế, phụ huynh rất yếu trong kỹ năng dạy chuyện này cho con” – Debra Haffner (tác giả cuốn From Diapers to Dating – tạm dịch Dạy con từ thủa đóng bỉm tới lúc biết hẹn hò) chia sẻ. Theo Debra, để không ngại khi nói chuyện giới tính cho con thì bản thân cha mẹ phải thích thảo luận về nó trước.
Tuy vậy, để có kỹ năng giải đáp chuyện giới tính cho con quả không dễ: Nói ít, sợ bé hiểu sai, còn nói nhiều thì lại sợ bé không hiểu hết. Do đó, những thông tin tham khảo về dạy giới tính cho con theo độ tuổi dưới đây sẽ có ích cho cha mẹ:
Độ tuổi 3-4
Câu hỏi: “Sao anh có chim mà con không có?”.
Giải đáp: Vì anh là con trai (anh có chim), còn con là con gái (con có “bím xinh”). Đó là sự khác nhau giữa con trai và con gái.
Câu hỏi: “Sao ‘bím’ của mẹ lại mọc tóc?”.
Giải đáp: Với câu hỏi này, các chuyên gia khuyên rằng, bé đặt một câu hỏi đơn giản; vì thế, bé cũng chỉ cần một đáp án đơn giản. Cha mẹ chỉ cần nói rằng, người lớn sẽ “mọc tóc” ở những chỗ mà trẻ em chưa mọc ví dụ ở nách, ở “bím” của mẹ... và của bố là râu trên cằm. Đồng thời, nhấn mạnh với bé là khi nào bé lớn bằng mẹ thì bé cũng sẽ “mọc tóc” ở “bím”.
Độ tuổi 5-7
Câu hỏi: “Làm thế nào để gửi ‘chú tinh trùng’ vào trứng?’.
Giải đáp: Trứng và tinh trùng gặp nhau bên trong cơ thể người mẹ, tạo ra một em bé. Em bé nằm trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày rồi ra đời.
Câu hỏi: “Làm sao để em bé đi ra được?”.
Giải đáp: Em bé ra ngoài qua âm đạo của mẹ. Nếu bé còn hỏi tiếp thì có thể giải thích là âm đạo của mẹ giống như một cái ống, có lỗ thông ra bên ngoài nên em bé sẽ chui ra được.
Câu hỏi: “Tại sao bố mẹ lại bắt con ngủ riêng?”.
Giải đáp: Bố mẹ cần có phòng riêng và con cũng vậy. Khi con muốn vào phòng bố mẹ mà thấy cửa đóng thì con phải gõ cửa. Đó là phép lịch sự.