1. Sữa - để nơi không có ánh sáng
Ánh sáng không chỉ khử trùng mà còn làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa. Nghiên cứu cho thấy, sữa sau 4 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ bị axit hóa và biến chất. Nếu sữa đã đổ ra mà để dưới ánh đèn trong tử lạnh ở siêu thị, thì không nên để quá 4 tiếng.
Các chuyên gia cho biết vitamin B2 trong sữa rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng gây oxy hoá chất béo trong sữa, và từ từ làm hỏng vitamin A, D, B6, B12 và các chất dinh dưỡng khác. Sữa để trong lọ thủy tinh và hộp nhựa là dễ bị hỏng nhất.
2. Không nên để trà xanh và hồng trà cùng một nơi
Để trà xanh ở tủ lạnh và hồng trà ở nơi bình thường.
Trà xanh chứa catechins là chất có nhiều ích lợi với sức khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer… Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy, nếu để trà xanh trong môi trường bình thường, catechin sẽ giảm xuống 32% sau 6 tháng.
Lời khuyên: Nếu bạn thường xuyên uống trà xanh, có thể bảo quản ở nhiệt độ 50C,nếu muốn bảo quản trên 1 năm tốt nhất nên để tủ lạnh. Để lá trà không trở thành chất khử mùi cho tủ lạnh, bạn nên niêm phong kín trước khi cho vào tủ.
Trà ô long, trà đen, trà hoa nhài không nên để trong tủ lạnh, bạn chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín và tránh ánh sáng cũng như các mùi khác là có thể giữ trong thời gian dài.
3. Trái cây và rau quả để lẫn dễ bị hỏng
Rau quả để cùng chỗ có thể lan truyền bệnh và nếu một trong hai loại bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của loại còn lại. Nghiên cứu của đại học bang Pennsyivania cho thấy: táo, hạnh nhân, ớt đỏ, đào, dưa vàng, cà chua khi để cùng các loại rau qua khác sẽ sinh ra khí ethylene khiến rau quả nhanh chín và bị hỏng hơn. Nếu để các loại quả trên cùng rau xanh khiến lá rau nhanh vàng và bị thối.
4. Dầu ăn không nên để cạnh bếp
Để thuận tiện nhiều chị em thường để dầu ăn ngay cạnh bếp. Nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa chất béo khiến dầu nhanh biến chất. Vitamin A, D, E bị oxy hóa ở mức độ khác nhau làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của dầu, thậm chí gây tổn hại cho cơ thể. Vì vậy không nên để dầu ăn ở nơi có nhiệt độ cao.
Nghiên cứu phát hiện, chất chống oxy hóa trong dầu oliu sau 6 tháng sẽ giảm 40%, trong khi các loại dầu thực vật, dầu vừng hay lạc có hàm lượng chất béo chưa no nên thường mất ổn định và dễ mất đi chất dinh dưỡng.
5. Gia vị tốt nhất nên để trong giấy nhôm (giấy dùng để nướng)
Gừng, hành, tỏi tốt nhất nên để trong giấy nhôm. Các nghiên cứu khẳng định, các loại gia vị như hồ tiêu, hồi, quế và các loại khác rất hiệu quả trong phòng chống ung thư và cảm cúm. Nhưng lợi ích cho sức khỏe sẽ mất đi nếu bạn không bảo quản và sử dụng trong thời gian nhanh nhất, ví như capsaicin trong ớt bột chỉ có hạn sử dụng trong 9 tháng!
6. Gạo, ngũ cốc nên để nơi tránh ánh sáng
Bạn không nên mua ngũ cốc không đóng trong túi. Nghiên cứu phát hiện, hàm lượng vitamin B2 trong nó rất dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời, vitamin E trong phôi gạo bị hủy diệt dưới sự bức xạ của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời dẫn đến oxy hóa; mỳ ống bị mất đi 50% chất dinh dưỡng khi tiếp xúc với ánh sáng thậm chí ngay trong ánh sáng yếu cũng bị mất dần 80% dinh dưỡng trong 3 tháng; acid folic trong bột mỳ cũng rất nhạy cảm với ánh sáng và không khí.