Mắc căn bệnh ung thư như người lớn
Chúng ta vẫn còn nhớ trường hợp một bé gái 8 tuổi (Trung Quốc) bị ung thư phổi. Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trên thế giới mắc căn bệnh ung thư nguy hiểm kể trên. Nguyên nhân chính khiến bé gái này mắc bệnh không phải yếu tố di truyền hay việc tiếp xúc với hóa chất phóng xạ… mà là ô nhiễm không khí.
Hay mới đây là trường hợp khác, một bé trai 6 tuổi ở Trung Quốc vừa bị ung thư dạ dày, mà trước đó gia đình bệnh nhân có thói quen cho bé ăn các loại đồ ăn vặt. Theo các bác sĩ điều trị cho biết thì nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé có thói quen ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc không rõ ràng.
Theo các bác sỹ bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị ung thư thấp hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những mối nguy hiểm tiềm ẩn đến sức khỏe của con người, ví dụ như môi trường, không khí, nguồn nước ô nhiễm; thực phẩm chứa hóa chất; thực phẩm không rõ nguồn gốc… nên đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung ở tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ.
Bởi xã hội ngày càng phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, đâu là vấn đề nguy hiểm. Đặc biết ở trẻ nhỏ hệ hô hấp rất nhạy cảm nên việc ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường dẫn đến bệnh tật rất lớn.
Theo GS. Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể một số bệnh di truyền và do nhiều nguyên nhân khác. ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh có thể do đột biến gen từ lúc bào thai.
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u, ở giai đoạn sớm u hình thành chưa rõ. Trong quá trình phát triển khối u, các tế bào ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới, mỗi năm có khoảng 160.000 trẻ mắc các bệnh ung thư, trong số đó có khoảng 90.000 trẻ tử vong vì bệnh này.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), tính đến năm 2015, thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang bị mắc bệnh ung thư. Trong đó 50.000 trẻ được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80% và 200.000 trẻ còn lại chỉ có cơ hội sống khoảng 25%.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, trong 15 năm qua hầu hết các loại ung thư tại Việt Nam đều gia tăng. Nếu như năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 126.000 ca.
Những bệnh ung thư trẻ có thể gặp nhất
Hiện nay tình trạng bệnh nhân ung thư không chỉ tăng mà có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây trẻ em có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư máu... thì ngày nay, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh ung thư khác cũng tăng lên.
Ngày nay, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh ung thư khác cũng tăng lên.
Một số bệnh ung thư phổ biến mà trẻ có nguy cơ cao mắc phải bao gồm:
Ung thư xương: Căn bệnh có tỉ lệ sống sót nhất trong các dạng bệnh ung thư thường gặp ở trẻ. Bệnh này có 2 dạng là ung thư mô liên kết xương và ung thư xương tạo xương. Bệnh ung thư xương thường gặp ở trẻ lớn và thanh thiếu niên nhiều hơn. Những triệu chứng phổ biến của bệnh là đau trong xương, xuất hiện khối u, dễ gãy xương...
Ung thư não: Đây là nguyên nhân khiến 1/3 trẻ bị ung thư tử vong. Khối u ung thư não là một trong những khối u cứng thường gặp nhất ở trẻ. Khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh (thường là ở phần dưới của não) tạo thành khối u não ác tính. Các triệu chứng của bệnh ung thư não là nôn mửa, buồn nôn và mờ mắt.
Ung thư hạch bạch huyết: Đây là bệnh ung thư bắt đầu ở hệ bạch huyết. Nó chiếm khoảng 10% các bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi trên toàn thế giới. Trẻ bị ung thư hạch bạch huyết không những bị suy giảm hệ miễn dịch mà còn có thể gặp các triệu chứng khác như có hạch ở cổ, bẹn... sốt, giảm cân không có lý do, đổ mồ hôi về đêm...
U nguyên bào thần kinh: Đây là một dạng ung thư tập trung vào các tế bào thần kinh chuyên biệt, chiếm khoảng 6% số bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi. Nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, và bắt đầu ở tuyến thượng thận. Bệnh phổ biến ở bé trai nhiều hơn bé gái, và chỉ 1-2 phần trăm trẻ em bị bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư này là sốt, đau xương, buồn nôn và chán ăn...
Việc phát hiện sớm ung thư là yếu tố giúp việc điều trị ung thư có thành công
Ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội được cứu sống.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên người như đột nhiên xuất hiện khối u hoặc thấy sưng nề bất thường ở khu vực ổ bụng; Sốt kéo dài từ ngày này sang ngày khác mà không rõ nguyên nhân; Tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi, da dẻ xanh xao và sút cân nhanh trong thời gian ngắn; Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím, thậm chí chảy máu mà không hiểu nguyên; Đau và sưng nề kéo dài không rõ nguyên nhân kèm theo các cơn đau đầu, buồn nôn… cần đưa trẻ đến các sở y tế để kiểm tra.
Theo GS. Nguyễn Bá Đức để tần soát tốt căn bệnh ung thư từ sớm, mọi người khi có dấu hiệu bất thường đi khám sàng lọc sớm hàng năm để có phát hiện sớm và điều trị. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao như có yêu tố di truyền và những trẻ nhỏ có dấu hiệu bất thường cần nên đi khám. Vì ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội được cứu sống. Điều trị hóa chất đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư trẻ em, ngay cả giai đoạn muộn có thể đạt tỷ lệ đáp ứng cao. Tùy theo từng loại bệnh sẽ có phương pháp điều trị kết hợp phẫu thuật, hoá chất, tia xạ.