Là chất dịch trong tiết ra từ tuyến nước bọt, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Tuy nhiên, tiết nước bọt quá nhiều trong một số trường hợp có thể là bất thường.
Mang thai: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có xu hướng tiết nhiều nước bọt. Điều này là do thay đổi hormone hoặc là một tác dụng phụ của cảm giác buồn nôn. Một thanh kẹo cao su hoặc một viên kẹo có thể giúp bạn trong trường hợp này.
Bệnh trào ngược dạ dày: Điều này xảy ra khi niêm mạc bị kích thích dẫn đến chứng ợ hơi hay ợ chua. Nước bọt tiết nhiều ở khoang miệng có thể có vị chua hoặc không có vị gì. Nếu được chẩn đoán chứng trào ngược, bạn cần phải thay đổi lối sống, tránh các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ…
Viêm tụy: Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây ra chứng viêm tụy, cùng với đó sẽ dẫn đến sự phá hủy chức năng của các tuyến nước bọt, khiến chúng tiết nhiều nước bọt hơn.
Bệnh gan: Lượng nước bọt được tiết ra được điểu khiển bởi hệ thần kinh, do đó, khi bị mắc bệnh gan hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng làm cho nước bọt bị dư thừa.
Nhiễm trùng răng miệng: Viêm miệng cũng có thể dẫn đến việc tiết quá nhiều nước bọt. Các chứng bệnh phổ biến liên quan đến miệng như: viêm amidan hay lở loét miệng …
Hội chứng serotonin: Đây là một chứng bệnh gây ra bởi sự thay đổi trạng thái của hệ thần kinh, các tế bào do tác động của các loại thuốc. Chính điều đó đã khích thích tuyết nước bọt, khiến chúng tiết ra nhiều hơn.
Khi thấy miệng xuất hiện nhiều nước bọt, bạn nên đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất bởi việc nước bọt xuất hiện quá nhiều cần phải chẩn đoán qua răng miệng và vùng da xung quanh, amidan hay việc thở của mũi...
Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể uống nhiều nước, rửa mặt hoặc súc miệng thường xuyên để hạn chế tình trạng này.