Để bảo vệ những loài động vật hoang dã trước tình trạng đô thị hóa quá nhanh trên thế giới, rất nhiều câu cầu, con đường được xây dựng phù hợp riêng với từng loài. Nhờ có vậy mà đã sinh mạng của hàng ngàn con vật đã được cứu mỗi năm.
1. Mỗi năm, hàng triệu con cua đỏ di cư từ đảo Giáng sinh của Australia đến bờ biển Ấn Độ Dương để sinh sản và rất nhiều trong số chúng bị xe cán chết khi đi qua con đường này. Để khắc phục tình trạng đó, "cây cầu dành cho cua" được xây dựng với kiểu thiết kế không phải bằng bề mặt trơn và bằng lưới, giúp cua di chuyển dễ dàng.
2. Rùa vốn chậm chạp, vì vậy rất dễ bị cán nát bởi bánh xe tàu hỏa hay mắc kẹt ở trong khe hở của đường ray, gây ảnh hưởng đến an ninh đường tàu. Từ đó, các công ty đường sắt Nhật Bản đã bàn nhau xây một một lối riêng cho chúng băng qua ngay bên dưới đường tàu.
3. Đường hầm cho chim cánh cụt xanh ( loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với chiều cao trung bình khoảng 30cm) ở Oamaru Harbour, vùng Otago,New Zealand dài 25m giúp những con chim cánh cụt "về nhà an toàn" khi di chuyển từ bãi biển, nơi chúng kiếm ăn về tổ.
4. Vì tuyến đường Hume tại bang Victoria, Australia luôn là nơi có nhiều sóc thường xuyên băng qua nên chính quyền bang Victoria đã cho xây cây cầu dây thừng này để giúp sóc cũng như những loài động vật khác qua đường an toàn. Dường như những con vẹt cũng yêu thích cây cầu này.
5. Đây là đường hầm dành cho gấu ở vườn quốc gia Banff. Ở vườn quốc gia này có tới 41 con đường được xây dựng nhằm giúp các loài vật đi lại mà không bị va chạm hoặc tính mạng bị đe dọa bởi các phương tiện lưu thông trên xa lộ.
6. Những chú kỳ nhông đốm ở Massachusetts, Mỹ đang vượt qua con đường hầm nhiều đất ẩm thay vì phải liều mạng băng qua còn đường nhựa phẳng lì rình rập nhiều mối nguy hiểm như trước. Khi đến mùa xuân, hàng trăm loài kỳ nhông đốm trong rừng sẽ chui ra khỏi hang hốc bắt đầu di cư.
7. Hầm chui dành cho voi ở Kenya giúp những con vật to lớn không còn phải bận tâm những mối nguy hiểm khôn lường khi qua đường nữa.
8. Chiếc cầu cho khỉ ở Bahia, Brazil nằm ở độ cao vừa phải, ở dạng lưới, giúp vượn leo trèo, bám và di chuyển dễ dàng hơn.
9. Có những câu cầu lại um tùm cây, tạo nên một con đường sinh thái gần gũi gắn liền với rừng và với các con thú. Con đường được xây dựng ở New Jersey, Australia.
10. Đường hầm sáng sủa, an toàn cho động vật qua đường ở Phần Lan.
11. Vì có nhiều con sóc phải bỏ mạng khi liều mình băng qua các con đường đông đúc để tìm kiếm thức ăn nên cây cầu Nutty Narrows đã ra đời. Cây cầu được lắp đặt ở Longview, Washington, Mỹ, nó được công nhận là “Cầu hẹp nhất thế giới”.
12. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một đàn bò đông đúc băng qua đường? Chắc chắn là phải tắc đường cả tiếng đợi cho chúng qua hết rồi. Nhưng kể từ khi đường hầm cho bò ở Victoria, Australia được xây dựng thì giao thông trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
13. Thật nguy hiểm nếu đang lái xe mà đâm phải một bầy ong đang bay qua đường. Ở Oslo, Na Uy có rất nhiều ong, và để bảo vệ cả người cả ong, nước này đã xây hẳn một cây cầu có cấu trúc đặc biệt dành cho chúng.
14. Chẳng cần phải rộng rãi to lớn, điều kiện sống còn cho những loài lưỡng cư là độ ẩm. Vì thế, hầm chui ở California này đã giúp chúng không phải "tắm nắng" và "đặt cược cả tính mạng" khi qua đường nữa.
(Nguồn: Bored Panda)