Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư là điều chúng ta đều rất quan tâm, bởi ung thư khi được phát hiện ở giai đoạn muộn thì không chỉ gây đau đớn cho cơ thể mà còn gây tốn kém cho việc điều trị và rút ngắn thời gian sống. Theo số liệu của WHO vào năm 2018, ung thư đường ruột là loại ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7000 ca tử vong.
Nhưng, trong các loại ung thư thì ung thư ruột là bệnh dễ phát hiện nhất, khi tế bào ung thư ruột hình thành sẽ để lộ rất nhiều dấu hiệu, nhưng nhiều người lầm tưởng đó là những bệnh vặt nên đã vô tình bỏ qua.
Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều calo, nhiều chất béo và nhiệt độ cao sẽ rất dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và cuối cùng là gây ung thư. Ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, bạn cũng nên để ý 6 tín hiệu "cầu cứu" dưới đây của ruột, nên đi nội soi kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
6 dấu hiệu ung thư ruột người Việt dễ nhầm với bệnh vặt
1. Đầy hơi và ợ hơi
Nói đến biểu hiện đầy bụng, ợ hơi hầu hết mọi người đều nghĩ là do ăn uống thiếu chất nhưng ít người biết rằng có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, trong đó có bệnh ung thư ruột.
Khi các khối u ác tính trong ruột phát triển lớn hơn thì sẽ chiếm không gian trong ruột, điều này khiến cho thực phẩm không thể tiêu hóa kịp thời, thực phẩm tích tụ và lên men trong ruột, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi.
Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường không thể giải thích được, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết.
2. Tiêu chảy không lý do
Tiêu chảy được chia thành cấp tính và mãn tính. Nếu là tiêu chảy cấp tính thì nguyên nhân là do vi khuẩn. Còn mãn tính là do các bệnh liên quan tới rối loạn nhu động ruột. Tuy nhiên dù là cấp tính hay mãn tính thì sau khi điều trị bệnh sẽ thuyên giảm.
Ngược lại, nếu gần đây triệu chứng tiêu chảy thường xuyên xảy ra mà không hề thuyên giảm sau khi uống thuốc thì cần xem xét sức khỏe đường ruột có vấn đề gì không.
3. Phân có mùi hôi
Khi thức ăn vào cơ thể sẽ được ruột và dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết, cặn thức ăn còn lại và một phần nước sẽ hòa vào nhau tạo thành phân, trong trường hợp bình thường, phân thải ra sẽ có mùi hôi, nhưng không đặc biệt khó chịu.
Tuy nhiên, nếu gần đây phân có mùi hôi tanh thì rất có thể là do ruột đã tích tụ quá nhiều độc tố vi khuẩn, lúc này bạn nên đến bệnh viện để nội soi.
4. Muốn đi ngoài ngay sau bữa ăn
Nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, có lúc bị táo bón, có lúc bị tiêu chảy, phân cũng có mùi lạ thì rất có thể dạ dày hoặc đường ruột đang kêu cứu. Nếu bỏ qua, không chịu thăm khám sớm thì bệnh sẽ rất nhanh tiến triển xấu.
5. Phân có máu
Nếu không phải bị trĩ hay các bệnh khác nhưng trong phân lại hay có máu thì ắt hẳn bạn đang trong những giai đoạn đầu của ung thư ruột. Nguyên nhân gây ra máu trong phân chủ yếu là do sự ma sát giữa phân khi đi qua bề mặt khối u ung thư.
Khi khối u tiếp tục phát triển thì nó sẽ bị loét, hoại tử và chảy dịch tiết nhiều hơn. Lâu ngày sẽ khiến máu lẫn cục máu đông trong phân tăng lên rõ rệt, nó có màu đỏ sẫm và thường bị trộn lẫn với phân.
6. Có một khối u ở bụng
Các số liệu khảo sát liên quan cho thấy khi bị ung thư ruột, khoảng 50% bệnh nhân có khối u trong bụng, khối u này được hình thành do sự xâm nhập và kết dính của khối ung thư và các mô xung quanh, có hình dạng bất thường.
Nhìn chung, khi mắc bệnh đường ruột, cơ thể con người sẽ có nhiều biểu hiện bất thường khác nhau, chẳng hạn như khối u ở bụng, màu phân bất thường, đau bụng sau bữa ăn, phân có mùi hôi, tiêu chảy không rõ nguyên nhân, chướng bụng. Nếu chỉ phát hiện ra một trong số này, bạn nên chú ý đến nó và kiểm tra nội soi càng sớm càng tốt.