Số lượng du khách đến Chiang Mai đầu năm mới

Các điểm đến nổi tiếng như Bali và Chiang Mai từng là nơi đông đúc nhất trước khi đại dịch xảy ra cách đây 3 năm nhưng hiện vẫn tương đối yên tĩnh. Tuy nhiên, Chanatip Pansomboon, một người bán nước giải khát ở khu phố của Chiang Mai - thành phố ven sông tuyệt đẹp ở miền bắc Thái Lan lại tỏ ra lạc quan về diễn biến du lịch trong năm mới. Ông tin rằng số lượng chuyến bay từ Trung Quốc đến Chiang Mai vẫn tăng đều, vấn đề chỉ còn thời gian.

"Nếu nhiều du khách có thể trở lại thì đó là điều thật tuyệt vì sức mua sẽ tăng lên", Chanatip nói.

Những điểm nóng du lịch châu Á chờ đợi bứt phá trong năm mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Việc nối lại các tour du lịch theo nhóm đến Chiang Mai từ Trung Quốc có thể sẽ mang lại nhiều du khách hơn. Hiện tại, chỉ những du khách cá nhân mới có đủ khả năng chi trả với các chuyến bay có giá cao hơn gấp 3 lần bình thường và sẵn sàng chi trả để đi du lịch nước ngoài.

Chẳng hạn như Chen Jiao Jiao, một bác sĩ đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Anh đang tận hưởng những ánh nắng ấm áp và làn gió mát của Chiang Mai trong kỳ nghỉ ở nước ngoài đầu tiên kể từ sau đại dịch Covid-19.

"Sau 3 năm đại dịch và mùa đông khắc nghiệt, giờ đây cuộc sống đã có thể thỏa mái hơn đối với hầu hết người dân trên thế giới. Đối với người Trung Quốc chúng tôi, lựa chọn đầu tiên là đến Chiang Mai vì thời tiết ấm áp và người dân ở đây rất thân thiện", ông Chen nói.

Trong năm 2019, 1,2 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm Chiang Mai, tạo ra khoảng 15 tỷ baht (450 triệu USD) cho ngành du lịch. Ông Suladda Sarutilawan, Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Du lịch Thái Lan cho biết các tour du lịch theo nhóm sẽ được nối lại từ ngày 6/2 nhưng số lượng khách đến cũng phụ thuộc vào các chuyến bay đang khai thác. Bà Suladda Sarutilawan bày tỏ hy vọng sẽ có khoảng 500.000-600.000 du khách đến từ Trung Quốc trong năm nay.

"Vì thị thực và các chuyến bay vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại nên có thể khách du lịch sẽ đến nhiều hơn trong ba tháng tới", Li Wei, một doanh nhân đến từ Thượng Hải cho biết.

Bali chờ đợi bứt phá đối với du khách Trung Quốc

Xa về phía nam, trên hòn đảo nghỉ mát nhiệt đới Bali của Indonesia, các cửa hàng và nhà hàng - một số được trang trí bằng đèn lồng đỏ lễ hội và phong bao lì xì đỏ, vàng dùng để đựng quà Tết Nguyên đán - vẫn tương đối vắng khách. Chuyến bay thẳng đầu tiên từ Trung Quốc đến Bali vào cuối tuần trước, mang theo 210 khách du lịch từ thành phố phía nam Thâm Quyến. Tất cả các du khách này đều được chào đón bằng những vòng hoa cúc vạn thọ và các màn biểu diễn khiêu vũ.

"Trước Covid, chúng tôi đã làm việc với các đại lý du lịch, những người đưa khách du lịch từ Trung Quốc đến cho chúng tôi mỗi ngày nhưng kể từ khi đóng cửa vì đại dịch, số lượng khách đã giảm đi rất nhiều kể", Made Sutarma, một chủ nhà hàng hải sản ở khu vực Jimbaran của Bali cho biết.

Sau ba năm gần như không có khách, Nyoman Wisana, Tổng giám đốc một nhà hàng Trung Quốc cho biết ông "rất vui" khi thấy du khách Trung Quốc đã quay trở lại đây.

"Khoảng 23.000 khách du lịch Trung Quốc đến thăm Bali từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái và chỉ 1/4 trong số 80 công ty lữ hành của hòn đảo - chủ yếu phục vụ khách Trung Quốc - đang hoạt động", Putu Winastra, Chủ tịch Hiệp hội các công ty du lịch và lữ hành Indonesia cho biết.

Theo ông Putu Winastra, Indonesia đang phát triển chương trình thu hút nhiều du khách Trung Quốc đến hơn, bao gồm khai thác các chuyến bay thẳng từ các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đến đây. Những người đã đến Indonesia trong tuần này dường như rất phấn khởi sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế vì đại dịch.

"Tôi cảm thấy thật tuyệt vì đã không ra nước ngoài và không đến Đông Nam Á để nghỉ lễ trong ba năm qua. Bali là một nơi rất đẹp và tôi rất vui khi ở đây", Li Zhaolong, một du khách Trung Quốc đang tận hưởng không khí mát mẻ ở bãi biển nhận định.

Bên cạnh đó, các sòng bạc ở khu cờ bạc Macao và các điểm du lịch nổi tiếng ở Hồng Kông (Trung Quốc) cũng thu hút đông du khách hơn thường lệ nhưng vẫn vắng khách so với những ngày trước Covid-19. Leo Guo, một người làm việc trong ngành du lịch đã đưa vợ, con gái, em gái và cha mẹ thăm Hong Kong Disneyland, Victoria Peak và bến cảng đầy đường chân trời. Và tất nhiên, cũng có thêm hoạt động mua sắm.

"Đối với người Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố đặc biệt và là điểm đến hàng đầu của chúng tôi", Lee chia sẻ.

Một đại lý du lịch mang tên Eric Wang có trụ sở tại Sydney cho biết chi phí đi lại cao khiến người dân có phần e dè hơn, ngay cả khi các hãng hàng không Trung Quốc tăng chuyến bay. Người dân Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu du lịch ở Australia trước đại dịch với hơn 1,4 triệu lượt khách vào năm 2019. Giống như Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, Australia đang yêu cầu du khách đến từ Trung Quốc thực hiện xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành.

"Một phần là vì các chuyến bay vẫn chưa trở lại tần suất bình thường nên giá vé máy bay đắt gấp năm lần", Wang chia sẻ.