Nhân vật nổi tiếng trong các tiểu thuyết, được miêu tả như tiên nữ giáng trần, nhưng lại do một diễn viên có dung mạo “thường thường bậc trung” thể hiện. Tuy vậy, với diễn xuất nổi bật, sâu sắc, họ vẫn chiếm được cảm tình của khán giả. Những nhân vật, diễn viên đặc biệt nào đã làm được như vậy?

Ân Đào ("Dương Quý Phi")

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 1
Ân Đào trong vai Dương Quý Phi không được đánh giá cao về nhan sắc, nhưng cô vẫn thành công với vai diễn.

Ân Đào từng khiến khán giả hoài nghi khi vượt qua hàng trăm các nữ diễn viên xinh đẹp để trở thành mỹ nhân Dương Quý Phi của bộ phim truyền hình bom tấn Dương Quý Phi bí sử.

Ân Đào không phải là diễn viên nổi tiếng, thua xa những tên tuổi được đề cử như Phạm Băng Băng, Lưu Đào, Nghê Ni… Cô chỉ là diễn viên hạng 2, hạng 3 ở làng nghệ Hoa ngữ giữa một rừng những mỹ nhân nơi đây. Nhan sắc không có gì nổi bật hay ấn tượng, gương mặt không thanh thoát, cặp mắt mí lót không đủ độ long lanh… bấy nhiêu đó đủ để cô trở thành mục tiêu của dư luận khi được đạo diễn Ưu Tiểu Cương lựa chọn vào vai Dương Quý Phi.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 2
  Khi Ân Đào đảm nhận vai Võ Tắc Thiên thời trẻ trong phim Võ Tắc Thiên bí sử, cũng có rất nhiều người chê nhan sắc của cô không đủ sáng màn hình.

Dù vậy, sau khi phim ra mắt, Ân Đào đã nhận được sự đồng tình của người xem. Vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng, nhan sắc của cô không đủ rực rỡ để hóa thân thành đệ nhát mỹ nhân của lịch sử phong kiến Trung Quốc, nhưng ngược lại, cô lại diễn ra khí chất của Dương Quý Phi – từ hận, đến yêu, lụy tình và rất nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ với Đường Minh Hoàng, trước là bố chồng, sau là phu quân. Có thể nói, ở Ân Đào, diễn xuất tốt đã đẩy lùi đi phần nhan sắc còn kém chưa đạt chuẩn.

Tuyết Lê – Lý Mạc Sầu ("Thần điêu đại hiệp" 1995)

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 3
Lý Mạc Sầu của Tuyết Lê hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn mỹ nhân, nhưng lại rất ấn tượng.

Lý Mạc Sầu trong nguyên tác được miêu tả là một giai nhân không hề kém cạnh Tiểu Long Nữ, chỉ là nhiều tuổi hơn một chút. Dù ăn vận áo vải thô, trang điểm theo lối đạo cô, nhưng Lý Mạc Sầu vẫn là một mỹ nhân quyến rũ.

Trong các phiên bản cũ, Lý Mạc Sầu không được dành cho nhiều đất diễn để khắc họa tính cách nhân vật, dù trong chuyện đây là một vai diễn có ảnh hưởng lớn tới nội dung toàn tác phẩm, một nhân vật có yêu có hận với nhiều góc độ để khai thác. Do đó, nhan sắc của diễn viên thể hiện nhân vật này cũng hiếm khi được chú trọng.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 4
Dù không có nhan sắc, nhưng Tuyết Lê đã diễn ra chất của Lý Mạc Sầu.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 5
Ở các phiên bản khác, Lý Mạc Sầu đều rất xinh đẹp. Trong ảnh là Lý Mạc Sầu của Trần Hồng trong phiên bản của Đài Loan.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 6
  Lý Mạc Sầu của Thần điêu đại hiệp 2014 đang làm điên đảo cộng đồng mạng vì nhan sắc quyến rũ. Nhưng diễn xuất của Trương Hình Dư ra sao, khán giả sẽ phải đợi khi phim ra mắt.

Thần điêu đại hiệp 1995 của đài truyền hình Hong Kong – TVB là một trong những phiên bản thành công nhất giữa rất nhiều các bộ phim cùng tên được làm trong hàng chục năm qua. Ngoài sự thành công của Lý Nhược Đồng và Cổ Thiên Lạc trong vai Tiểu Long Nữ và Dương Quá, thì Lý Mạc Sầu của diễn viên Tuyết Lê cũng tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Tuyết Lê không đẹp, nếu không muốn nói nhan sắc trung bình. Cách trang điểm và trang phục trong phiên bản thì cứng nhắc, đúng như miêu tả về một đạo cô. Nhìn chung, không có một nét nào ở Lý Mạc Sầu của Tuyết Lê hình ảnh một người có nhan sắc, chứ chưa nói đến việc sắc nước hương trời.

Dù vậy, nụ cười ngạo nghễ tàn ác nhưng chứa đầy uất hận, lối hành xử nhẫn tâm, đôi mắt lạnh lùng nhiều mâu thuẫn, cùng bài thơ “Vấn thế gian tình hà thị vật/ Hỏi thế gian tình là gì…” mà Tuyết Lê đem đến cho Lý Mạc Sầu, khiến khán giả nhớ mãi không thôi. Hình ảnh Lý Mạc Sầu với cây phất trần, ngạo nghễ đi khắp thế gian để trả thù cho mối hận tình năm xưa, cuối cùng, chết trong biển lửa khiến người xem cảm thông về nàng hơn. Để làm được điều đó, có thể nói, phần nhiều nhờ vào diễn xuất sắc nhọn, đầy cá tính của Tuyết Lê.

Lưu Ngọc Thúy – A Tử ("Thiên Long bát bộ" 1996)

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 7
Lưu Ngọc Thúy không có nhan sắc của một mỹ nhân, nhưng vai A Tử của cô vẫn rất "có xương có thịt".

A Tử - một cô gái nhỏ tuổi hành sự tàn nhẫn, độc ác, nhưng lại hết lòng hết dạ yêu Kiều Phong – tỷ phu của mình, là một nhân vật nữ cá tính trong tác phẩm Thiên Long bát bộ. Dù tuổi còn nhỏ, nhưng A Tử đã là một cô gái có nhan sắc. Thường xuyên diện những bộ đồ màu tím, tiểu cô nương này hành tẩu giang hồ, tính tình kỳ quặc, bề ngoài dễ thương nhưng bên trong đầy mưu mô.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 8
  A Tử của các phiên bản Thiên long bát bộ khác đều có nhan sắc rực rỡ.

Giống như nhiều bộ phim khác, đài TVB hiếm khi chú trọng về nhan sắc khi tìm diễn viên cho những vai không phải là chính. Ngoại trừ vai Vương Ngữ Yên do Lý Nhược Đồng đảm nhiệm được coi là có chất mỹ nhân, các vai nữ được miêu tả là “sắc nước hương trời” đều do những diễn viên bình thường đảm nhận.

Dù vậy, Lưu Ngọc Thúy – cô diễn viên không còn trẻ, gương mặt tròn mà gò má lại cao… đã rất thành công với vai A Tử. Xem phim, khán giả không còn xì xào bàn tán về nhan sắc, mà ngược lại, nhớ đến nàng, ghét nàng, giận nàng, và cuối cùng, thương nàng một đời lụy tình vô vọng và chết trong thảm thương. Tất cả là nhờ vào diễn xuất linh hoạt và tự nhiên của Lưu Ngọc Thúy.

Lưu Ngọc Thúy – Kiến Ninh công chúa ("Lộc đỉnh ký" 1998)

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 9
Lưu Ngọc Thúy gây ấn tượng với vai công chúa Kiến Ninh.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 10
Dù so về nhan sắc, Kiến Ninh của cô thua xa công chúa Kiến Ninh của Lâm Tâm Như.

Dù ngoại hình không có gì nổi bật, nhưng Lưu Ngọc Thúy tiếp tục được giao cho một vai diễn mỹ nhân khác – công chúa Kiến Ninh trong Lộc đỉnh ký 1997. Trong nguyên tác, Kiến Ninh được miêu tả là nàng công chúa Thanh Triều, muội tử của vua Khang Hy, vô cùng xinh đẹp yêu kiều, nhưng cũng rất bướng bỉnh, ngỗ ngược. Tuy không có nhan sắc của một nàng công chúa, nhưng Lưu Ngọc Thúy đã tiếp tục phát huy sở trường của mình trong những vai diễn cá tính. Công chúa Kiến Ninh của cô tuy kém về nhan sắc, nhưng độc đáo với sự ngang bướng, hiểm ác, và rất đáng yêu trong những phân cảnh với Vi Tiểu Bảo.

Lương Bội Linh – Thánh cô Nhậm Doanh Doanh ("Tiếu ngạo giang hồ" 1996)

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 11
Nhậm Doanh Doanh của Lương Bội Linh cũng không xứng làm mỹ nhân.

Nhậm Doanh Doanh trong nguyên tác Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung được mệnh danh là thánh cô quyền cao lẫy lừng, nhan sắc lộng lẫy, đủ tiêu chuẩn “nguyệt thẹn, hoa nhường”. Các diễn viên từng đảm nhận vai thánh cô cũng được đầu tư khá kỹ lưỡng về phục trang, hóa trang, nhưng quan trọng nhất là nhan sắc của diễn viên phải nổi bật.

Những diễn viên xấu "ghi điểm" khi vào vai mỹ nhân 12
  Nhưng Thánh cô trong Tiếu ngạo giang hồ 1996 vẫn được yêu thích.

Lương Bội Linh – hoa đán của những năm 90 tại làng truyền hình xứ Cảng thơm hoàn toàn không đáp ứng được những tiêu chuẩn về nhan sắc của Doanh Doanh. Trang phục của cô trong phim cũng rất giản dị - quần thô áo vải, màu sắc nhạt nhòa, không có chút gì để gợi lên hình ảnh của một nàng Thánh cô quyền thế trong giới võ lâm giang hồ.

Dù vậy, Lương Bội Linh vẫn được đánh giá rất cao với vai diễn này, bởi quan trọng hơn tất cả, cô diễn ra được khí chất của nhân vật. Một chút cao ngạo, một chút ngỗ ngược, vài phần hoang dại, rất nhiều yêu thương và lụy tình – đó là một Nhậm Doanh Doanh mà Lương Bội Linh đã gửi đến khán giả với diễn xuất của chính cô mà không cần sự hỗ trợ của nhan sắc hay hóa trang.