Sắt là thành phần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn của cơ thể. Đây cũng là chất thiết yếu giúp hemoglobin trong huyết tương cung cấp oxy và loại bỏ CO2 khỏi các mô. Không chỉ thiếu hụt sắt gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, dư thừa loại chất này cũng có khả năng gây nên ngộ độc và ung thư.
Không chỉ dừng lại ở đó, thừa sắt còn giảm thiểu sức đề kháng, đẩy cơ thể đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn nhiều hơn. Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, sắt trong máu quá cao cũng có thể gây tổn thương não bộ, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài thông tin bạn cần biểt về tình trạng này:
Sắt là thành phần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn của cơ thể.
Triệu chứng của nhiễm độc sắt
Sắt là thành phần thiết yếu trong máu nhưng cũng ẩn chứa nhiều độc hại tiềm tàng. Dư thừa sắt thường có nguồn gốc từ di truyền và các yếu tố môi trường. Mặc dù chỉ gây những dấu hiệu nhỏ như sốt nhẹ, mệt mỏi, giảm thị lực hay rụng tóc, khi không chú ý và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe theo thời gian. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, do sự hình thành của các gốc tự do trong môi trường nhiều sắt, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với xơ gan, tiểu đường, vàng da, thậm chí suy tim, tổn thương não.
Thừa sắt cũng gây ra bởi hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn sử dụng. Nhiễm độc sắt cấp tính có thể gây ra viêm dạ dày và nôn mửa, thậm chí nôn ra máu. Đôi khi hiện tượng này còn đi kèm tiêu chảy và có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, sốc.
Cách kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể
Sự cân bằng sắt được duy trì bởi ruột. Khi lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cho phép, các tế bào ruột sẽ giảm hấp thụ hàm lượng kim loại này từ thực phẩm để chờ cơ thể sử dụng bớt lượng sắt có sẵn. Cơ thể lưu trữ lượng sắt dưới dạng protein ferritin.
Khi lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cho phép, các tế bào ruột sẽ giảm hấp thụ hàm lượng kim loại này từ thực phẩm để chờ cơ thể sử dụng bớt lượng sắt có sẵn.
Những protein này được lưu trữ trong huyết tương, có tác dụng quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu, cung cấp oxi và loại bỏ CO2 khỏi cơ thể. Bạn có thể đo nồng độ ferritin trong huyết thanh để xác định liệu cơ thể có dư thừa sắt hay không. Mức ferritin cao là tín hiệu đáng ngại bởi chúng báo hiệu sưng viêm và những tổn thương mô trong cơ thể.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila khuyến cáo, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi đi kèm với sắt bởi chúng có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy vậy, khi lượng sắt quá nhiều, bổ sung canxi như trứng và sữa vào chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích khá nhiều cho bạn. Đậu nành, trà thảo dược, cà phê và ca cao chứa polyphenol cũng là là những chất ức chế hấp thụ sắt mạnh mẽ.
Tìm kiếm sự trợ giúp đúng lúc
Bạn có thể đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị tình trạng thừa sắt kịp thời. Thông thường, các chuyên viên y khoa sẽ giúp bạn kê thuốc để giảm thiểu tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể.
Khi lượng sắt quá nhiều, bổ sung canxi như trứng và sữa vào chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích khá nhiều cho bạn.
Chẩn đoán sớm sẽ giúp vạch ra phác đồ điều trị hiệu quả và ít tốn kém nhất. Bởi khả năng gây tổn hại nghiêm trọng gan và các cơ quan khác trong cơ thể, điều trị ngộ độc sắt càng sớm càng tốt. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School cho hay, bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng cần thiết lập lại chế độ dinh dưỡng để hạn chế tối đa lượng sắt mà cơ thể hấp thụ.
(Nguồn: Curejoy)