Thông thường, tinh dịch sẽ được phóng thích ra khỏi ngoài "cậu bé" thông qua niệu đạo. Nhờ có một loại cơ nhỏ hay còn gọi là cơ thắt bàng quang mà tinh dịch không thể nào quay ngược trở lại vào bàng quang.

Khi cơ thắt không hoạt động bình thường, bàng quang không thể đóng kín được. Khi ấy, sự phóng thích tinh dịch có khả năng trào ngược trở vào bàng quang thay vì ra khỏi ngoài dương vật.

Hầu hết nam giới phóng thích khoảng 1,5 ml tinh dịch cho mỗi lần xuất tinh.

Trong khi đó, xuất tinh ngược dòng khiến tinh dịch không thể phóng thích ra ngoài.

Xuất tinh ngược dòng là một triệu chứng không thể chẩn đoán.

Nếu không có ý định thụ tinh thì bệnh nhân không nhất thiết phải điều trị xuất tinh ngược dòng.

Xuất tinh ngược dòng là gì?

Xuất tinh ngược dòng còn được gọi "cực khoái khô". Vài người có dấu hiệu xuất tinh ngược dòng nhưng vẫn tiết tinh dịch ít hơn bình thường ra bên ngoài.

Một vài nam giới có khả năng bị vô sinh nếu có dấu hiệu xuất tinh ngược dòng. Nếu tinh dịch không được phóng thích ra ngoài, khả năng tinh trùng thụ tinh với trứng gần như bằng không. Tuy nhiên, xuất tinh ngược dòng chỉ chiếm khoảng 0,3-2% các trường hợp vô sinh.

Xuất tinh ngược dòng không nguy hiểm và cũng không gây đau đớn. Một vài nam giới xuất tinh ít cũng không để ý rằng họ đang gặp trường hợp xuất tinh ngược dòng.

Một vài nam giới cho biết rằng nước tiểu cũng họ trắng đục sau khi phóng tinh trùng. Đây là do tinh dịch được trộn lẫn với nước tiểu. Nam giới có dấu hiệu xuất tinh ngược thường gặp rắc rối nhiều trong việc khiến nữ giới mang thai.

 Những điều cần biết về xuất tinh ngược dòng - Ảnh 1.

Điều trị

Do xuất tinh ngược dòng ảnh hưởng đến đời sống chăn gối nên nhiều người quyết tâm điều trị bệnh mặc dù không có nguyên nhân nguy hiểm nào gây nên bệnh.

Nếu muốn bạn đời mang thai, nam giới có thể tìm đến một số cách điều trị. Ban đầu, các bác sĩ phải loại bỏ tinh trùng ra khỏi bàng quang.

Một phài phương pháp khác giúp nam giới xuất tinh thuận dòng. Nếu không thành công, các bác sĩ phải lấy tinh trùng mà không cần kích thích như sử dụng kiêm để lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESA), lấy tinh trùng từ mào tinh hoàn (PESA), lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn bằng cách làm xoa dịu (TESE).

Sau khi lấy tinh dịch thành công, các bác sĩ có thể giúp thụ tinh bằng một trong hai cách sau: thụ tinh nhân tạo (các bác sĩ lấy trứng từ cơ thể người mẹ, thụ tinh trong phòng thí nghiệm và khi phôi thai phát triển các bác sĩ sẽ cấy ngược trở lại tử cung) hoặc phương pháp IUI (bơm tinh dịch trực tiếp vào tử cung).

Nguyên nhân

Xuất tinh ngược dòng có thể do các nguyên nhân sau:

Tiểu đường: lượng đường huyết khó kiểm soát trong thời gian dài có thể gây tổn thương lên nội tạng và dây thần kinh, ảnh hưởng đến cơ thắt bàng quang.

Tổn thương thần kinh trung ương: Các tổn thương và bệnh tật gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương như đa xơ cứng và tổn thương dây cột sống cũng có thể tổn thương đến dây thần kinh và mô cơ trong bàng quang. Ngoài ra, phẫu thuật ở phần dưới xương sống cũng gây tác dụng tương tự.

Phẫu thuật: các phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt, tinh hoàn, ruột kết, trực tràng, phần dưới xương sống đều có thể gây nên xuất tinh ngược dòng.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phóng tinh ở nam giới. Một số loại thuốc như thuốc tăng kích cỡ tuyến tiền liệt, thuốc chống suy nhược và thuốc giảm loạn thần kinh.

 Những điều cần biết về xuất tinh ngược dòng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt và xuất tinh ngược dòng

Loại bỏ một phần tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên xuất tinh ngược dòng. Khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt có dấu hiệu mắc bệnh do các tổn thương ở cơ và dây thần kinh trong bàng quang.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Xuất tinh ngược dòng không gây nguy hiểm hay đau đớn, do đó không phải lúc nào cũng cần đến điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể là triệu trứng của những vấn đề khác. Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ nếu như:

• Khi nam giới đạt cực khoái nhưng không phóng thích tinh dịch.

• Hoặc xuất tinh ít hơn bình thường sau khi đạt cực khoái

• Các cặp vợ chồng không thể mang thai sau khoảng một năm cố gắng.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2017 cho rằng xuất tinh ngược dòng là triệu chứng đầu tiên và duy nhất của tiểu đường tuýp 1.

 Những điều cần biết về xuất tinh ngược dòng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Phòng ngừa

Xuất tinh ngược dòng hoàn toàn không thể được phòng ngừa.

Nam giới phẫu thuật nới rộng tuyến tiền liệt cần tìm đến các phương pháp ít nguy hiểm hơn như TUMT (liệu pháp nhiệt dùng sóng cực ngắn xuyên niệu đạo) hoặc TUNA (cắt bỏ bằng kim xuyên niệu đạo). Những phương pháp này ít gây tổn thương lên thần kinh và các cơ.

Ngoài ra, nam giới cần kiểm soát các loại thuốc có thể gây tổn hại thần kinh. Những người mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và thực hành các lối sống lành mạnh theo hướng dẫn của các bác sĩ.

*Theo Medical News Today