Tuy nhiên, trứng bị coi là "xấu" vì lòng đỏ có hàm lượng cholesterol cao. Trong thực tế, một quả trứng có kích thước trung bình chứa 186mg cholesterol, chiếm 62% lượng cholesterol mỗi người cần tiêu thụ hàng ngày.
Cơ thể điều tiết mức cholesterol như thế nào?
Nhiều người tin rằng cholesterol có tác động tiêu cực cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng cơn đau tim và chết sớm. Nhưng sự thật thì cholesterol là một phần rất quan trọng của cơ thể. Nó là một phần thiết yếu của tất cả các màng tế bào. Nó cũng được sử dụng để sản xuất kích thích tố steroid như testosterone, estrogen và cortisol.
Nếu không có cholesterol, chúng ta thậm chí không tồn tại. Và cơ thể luôn cố gắng đảm bảo đủ lượng cholesterol trong cơ thể. Gan cũng có thể sản xuất cholesterol, vì vậy, bổ sung cholesterol từ chế độ ăn uống không phải luôn luôn là cách duy nhất. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol, gan bắt đầu sản xuất ít cholesterol hơn.
Vì vậy, tổng số lượng cholesterol trong cơ thể chỉ thay đổi rất ít (nếu có), nó chỉ đến từ chế độ ăn uống thay vì từ gan. Khi chúng ta ăn rất nhiều trứng (chứa cholesterol), gan sản xuất ít hơn để thay thế.
Ảnh minh họa
Những gì xảy ra khi ăn vài quả trứng mỗi ngày?
Trong nhiều thập kỷ, con người đã được khuyên nên hạn chế tiêu thụ trứng, hoặc ít nhất là nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng (lòng trắng trứng chủ yếu là protein và ít cholesterol).
Khuyến nghị phổ biến là nên tiêu thụ tối đa 2-6 lòng đỏ trứng/tuần. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ, xuất bản T6/2013 đã cho chúng ta cái nhìn mới về việc ăn trứng.
Trong những nghiên cứu, những người tham gia được chia thành hai nhóm... một nhóm ăn nhiều (1-3) quả trứng mỗi ngày, nhóm còn lại ăn các thực phẩm khác. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo những người này trong vài tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong hầu hết các trường hợp, HDL (cholesterol "tốt") tăng lên
- Lượng LDL (cholesterol "xấu") thường không thay đổi hoặc tăng nhẹ
- Ăn trứng giàu Omega-3 có thể làm giảm triglyceride máu - triglyceride là một yếu tố nguy cơ quan trọng với sức khỏe
- Nồng độ trong máu của chất chống oxy hóa carotenoid như Lutein và Zeaxanthine tăng đáng kể
Có vẻ như phản ứng của cơ thể đối với việc tiêu thụ trứng phụ thuộc vào từng cá nhân.
Trong 70% số người ăn trứng không thấy hiện tượng tăng LDL, 30% còn lại có sự tăng nhẹ và không có tác động đến bệnh tim.
Mối quan hệ giữa trứng và bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã xem xét sự liên quan giữa mức tiêu thụ trứng và nguy cơ bệnh tim. Trong các nghiên cứu như thế này, những nhóm người tham gia nghiên cứu được theo dõi trong nhiều năm.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để biết liệu thói quen nhất định (như chế độ ăn uống, hút thuốc hoặc tập thể dục) có liên quan đến hoặc là một nguy cơ làm giảm hoặc tăng một số bệnh hay không.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhất quán cho thấy những người bị tiểu đường ăn toàn bộ quả trứng có nhiều khả năng phát triển bệnh tim, thậm chí còn có thể có nguy cơ giảm đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn trứng không có nguy cơ gia tăng bệnh tim, nhưng một số nghiên cứu cho rằng những người bị bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ khi ăn nhiều trứng.
Ảnh minh họa
Những lợi ích sức khỏe khác của trứng
Trứng cũng chứa các chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
- Hàm lượng Lutein và Zeaxanthine cao. Đây được coi là 2 chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
- Hàm lượng Choline cao - một chất dinh dưỡng cho não mà hơn 90% người dân đang thiếu.
- Hàm lượng protein chất lượng cao, từ đó cung cấp nhiều lợi ích - bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe của xương tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trứng làm tăng cảm giác no và giúp bạn giảm béo.