Thế kỷ 20, những người ở Đức đã đạt được nhiều giải Nobel, nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới: 82 triệu người Đức giành 1 nửa giải Nobel, còn lại hơn 6 tỷ người trên thế giới giành phần còn lại!

Và bí quyết có lẽ nằm ở cách người Đức gây dựng những hạt giống mầm non của đất nước: Đi chậm nhưng lại vươn rất xa, tạo nên những thế hệ tài hoa, đóng góp vào sự phát triển của nhân loại.

1. Không có sự phân chia cao thấp giữa các trường

Ở rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ phân biệt trường điểm, trường đạt chuẩn quốc gia,... nhưng ở Đức tuyệt đối không. Giáo dục tiểu học ở đất nước này thật sự rất công bằng, hoàn toàn không hề có sự phân chia trường trọng điểm hay trường không trọng điểm. Hầu hết các trường đều có cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy đạt chuẩn cao. 

Nếu trẻ theo học trường công lập thì được miễn học phí 100%, không chỉ với cấp tiểu học mà các cấp còn lại cũng tương tự. 

Những điều thú vị về giáo dục tiểu học Đức: Áp lực ngay từ khi vào lớp 1 nhưng bài tập về nhà không được quá 15 phút - Ảnh 1.

2. Chương trình học rất nặng, trẻ lớp 1 học liền 3 ngôn ngữ

Bên cạnh những yêu cầu được coi là nhẹ nhàng so với chương trình Việt Nam, giáo dục Đức cũng không ít lần bị lên án là "quá tải". Một học sinh tiểu học ở nước này cũng mang chiếc cặp cồng kềnh và to nặng. Có điều, chiếc cặp to nặng trẻ được cất ở trường, đến cuối tuần mới mang về nhà, đầu tuần lại đem đến lớp.

Ngay từ khi vào lớp 1, trẻ sẽ được học chữ, số, tô màu... và 3 ngôn ngữ: Đức, Anh, Trung Quốc. Tới lớp 2, các bé lại có thêm giờ tiếng Pháp. Bên cạnh đó, các môn học như Toán, môn học sự vật (Sachunterricht), nghệ thuật, âm nhạc, thể thao... sẽ được bổ sung dần vào trong chương trình giáo dục tiểu học ở Đức.

Những điều thú vị về giáo dục tiểu học Đức: Áp lực ngay từ khi vào lớp 1 nhưng bài tập về nhà không được quá 15 phút - Ảnh 2.

3. Kỹ năng sống và kiến thức xã hội được chú trọng

Mỗi đứa trẻ khi tới trường, ngoài những kiến thức sách vở thì đều được dạy cho kỹ năng sống. Các bé sẽ được học cách ứng xử với bố mẹ, thầy cô, bạn bè; được rèn luyện lòng tin và sự dạn dĩ khi phát biểu trước đám đông. 

Đặc biệt, trẻ em Đức có khả năng thuyết trình, sắp xếp thông tin, trình bày ý tưởng thật sự đáng kinh ngạc. Bởi thầy cô ở trường thường đưa ra chủ đề để học sinh nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm thảo luận. Sau đó, các bé phải viết báo cáo hoặc thuyết trình trước lớp, bảo vệ quan điểm của mình.

Trong lớp học, các bé sẽ ngồi quây thành hình chữ U và cô giáo ngồi ở giữa. Việc sắp xếp chỗ ngồi như vậy tạo điều kiện thuận tiện cho trao đổi, thảo luận.

Những điều thú vị về giáo dục tiểu học Đức: Áp lực ngay từ khi vào lớp 1 nhưng bài tập về nhà không được quá 15 phút - Ảnh 3.

4. Thời gian làm bài tập về nhà có trong quy định, không quá 15 phút với trẻ lớp 1

Chương trình trên lớp thì nặng là thế, nhưng thời gian làm bài tập của các bé lại không nhiều. Hệ thống giáo dục bậc tiểu học của Đức có quy định rõ ràng về độ dài của bài tập về nhà cho học sinh, ví như: Bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 là 15 phút, lớp 2 là 30 phút, lớp 3 - 4 không quá 45 phút. Đặc biệt, cuối tuần trẻ sẽ tự do hoàn toàn, không có bài tập về nhà.

Một điều thú vị nữa đó là đứa trẻ ở Đức không bị ép cầm bút tay phải, càng không phải nắn nót rèn chữ vì việc viết chữ đẹp không bắt buộc. Trẻ thoải mái làm theo ý mình miễn sao chúng thấy vui là được.

Những điều thú vị về giáo dục tiểu học Đức: Áp lực ngay từ khi vào lớp 1 nhưng bài tập về nhà không được quá 15 phút - Ảnh 4.

5. Điểm số không được công khai để trẻ không bị áp lực hay tổn thương

Nếu như điểm số rất được coi trọng ở Việt Nam thì phụ huynh nước Đức lại chẳng hề bận tâm. Khoảng 3 hay 4 tháng, giáo viên phụ trách lớp sẽ gặp và trao đổi với phụ huynh về điểm số cũng như ưu, hạn chế của từng đứa trẻ.

Một điều khác lạ ở Đức đó là điểm số của 1 học sinh là bí mật, bạn học cùng lớp cũng không hề hay biết. Điều này cũng rất có lợi, bởi nếu điểm số không cao bị công khai có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm, thua kém bạn bè. 

Những điều thú vị về giáo dục tiểu học Đức: Áp lực ngay từ khi vào lớp 1 nhưng bài tập về nhà không được quá 15 phút - Ảnh 5.

Các trường tiểu học ở Đức có xu hướng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, chứ không phải là ganh đua, chạy theo thành tích. Cha mẹ cũng vậy, họ không nhìn vào điểm số để đánh giá năng lực của con cái, họ tin rằng mỗi đứa trẻ đều có 1 tài năng trong lĩnh vực của riêng chúng. Đây thực sự là một quốc gia có nền giáo dục đáng để các bậc phụ huynh và học sinh mơ ước!