Đây là đồn thổi hoang đường khiến nhiều phụ nữ lo sợ cho con bú sữa mẹ sẽ làm thay đổi hình dáng ngực mẹ. Nhưng theo các bác sĩ thì đây không phải nguyên nhân thực sự làm vòng một xấu đi.
Cấu tạo bên trong của vú gồm các mô tuyến sữa, ống dẫn sữa và các tuyến mô liên kết, trong đó phần nhiều là mỡ, bên ngoài được bao phủ bởi da. Chỉ có vú của phụ nữ mới phát triển to lên dần do ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng từ tuổi dậy thì trở đi.
Tùy từng cá thể mà mỗi người có một cặp vú với hình dạng khác nhau và tuỳ theo chất liệu cấu tạo ở mỗi bên mà bên này có thể hình dạng hơi khác và to hoặc nhỏ hơn bên kia một chút.
Bạn có thể chăm sóc bộ ngực bằng những bài tập phù hợp, chọn áo ngực vừa vặn có khả năng nâng đỡ.
Điều kiện về làn da, tuổi tác và các yếu tố di truyền mới là những thứ gây bất lợi cho dáng ngực (ngực sệ theo tuổi tác, cho dù bạn có cho con bú hay không).
Vì vậy các bà mẹ hãy yên tâm cho con bú để bé được tận hưởng nguồn sữa mẹ tuyệt vời nhé!
2. Những mẹ nào ngực nhỏ thì sẽ không đủ sữa cho con bú
Đây cũng là một trong những đồn thổi hoang đường khiến những chị em có vòng 1 khiêm tốn lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng không yên vì sợ không đủ sữa cho con bú.
Không ít người tin rằng ngực to sản xuất sữa nhiều hơn ngực nhỏ nên lo lắng nếu sinh con thì cũng không đủ sữa nuôi con. Tuy nhiên, tin tốt cho các mẹ là hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc sản xuất sữa.
Chỉ có một bất lợi là người mẹ ngực nhỏ dung lượng lưu trữ sữa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng việc cho con bú thường xuyên. Động tác mút ti mẹ sẽ kích thích sự tiết ocytocine ở não mẹ làm cho sữa chảy ra, nếu bé mút nhiều, thường xuyên, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều sữa; nếu bé ít mút thì sữa mẹ cũng sẽ ít được tiết ra ít.
Ngoài ra, việc đủ sữa cho con bú hay không còn phụ thuộc rất nhiều và chế độ dinh dưỡng và tâm lý của bạn khi nuôi con. Vì vậy, nếu bạn tẩm bổ tốt và luôn thoải mái thì sữa cũng về dồi dào hơn.
Có những đồn thổi hoang đường về việc cho con bú sữa mẹ khiến nhiều mẹ lo lắng không yên. (Ảnh minh họa)
3. Bé đòi bú liên tục là do sữa mẹ ít nên con hay bị đói
Tổ chức Y tế thế giới đã tiền hành nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: Bà mẹ nào cũng đủ sữa nuôi con mình, kể cả những bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Chỉ có những bà mẹ nào suy dinh dưỡng nặng thì mới thiếu sữa nuôi con mà thôi.
Việc trẻ đòi bú nhiều lần là do sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa bò (sữa bình) nên trẻ nhanh đói. Vì vậy, nếu trẻ bú nhiều lần và tình trạng đi tiểu vẫn bình thường (trên sáu lần/ngày) và tăng cân trên 125g/tuần thì bà mẹ đó vẫn đủ sữa nuôi con. Cứ cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều thì lượng sữa sẽ tiết ra càng lớn hơn. Nếu mẹ cho bé bú thêm sữa bình thì số lần bú mẹ sẽ giảm đi, vì vậy sữa cũng theo đó mà ít đi.
4. Mẹ có rất nhiều sữa mà con không tăng cân là do sữa mẹ nóng
Đây cũng là một trong những đồn thổi hoang đường khi cho con bú mẹ. Những bà mẹ nhiều sữa mà con không lên cân là do trẻ chỉ bú sữa đầu (những dòng sữa đầu tiên có màu trắng trong) thì trẻ đã no rồi, không bú tiếp nữa. Trong khi đó, sữa đầu nhiều nước, ít năng lượng nên trẻ lên cân chậm.
Giải pháp cho những trường hợp này là các bà mẹ vắt bỏ bớt sữa đầu ra cốc, rồi cho trẻ bú sữa cuối (là sữa có màu trắng đục), nếu trẻ bú hết bầu vú mà vẫn đói thì cho trẻ uống nốt sữa đầu đã vắt.
5. Mẹ có nhiều sữa vào buổi sáng hơn buổi chiều
Nhìn chung, các bé mới sinh có nhu cầu bú sữa mẹ vào buổi chiều (tối) hơn là buổi sáng. Điều này có nghĩa là bạn tạm thời thấy ngực căng hơn vào buổi sáng (và lép hơn vào buổi tối). Vì thế, không phải sản xuất sữa mẹ giảm mà vì mức tiêu thụ ở bé tăng. Buổi sáng hay buổi tối, sữa đều sản xuất như nhau; do đó mẹ nên cho bé bú ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Những lời khuyên "vàng ngọc" cho những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.