Không cha mẹ nào mong muốn con cái cãi lời. Điều này đồng nghĩa với việc những đứa trẻ luôn vâng dạ, biết chia sẻ, không phản bác được mặc định là TRẺ NGOAN. Chúng không bao giờ nói KHÔNG, chỉ biết nghe lời, phục tùng người lớn vô điều kiện. Tuy nhiên trên thực tế, liệu đây có phải là điều tốt?
Trên thực tế, các chuyên gia tâm lý chỉ ra, những đứa trẻ quá "hiểu biết", thường sống trong nỗi ám ảnh về việc lấy lòng người khác. Chúng luôn luôn phủ nhận cảm xúc của chính mình, lúc nào cũng ở trong tâm trạng bối rối, nghi hoặc.
Có hai vấn đề sau, cha mẹ nhất định phải tránh khi dạy con:
1. Chia sẻ không phải bao giờ cũng tốt
Chuyện kể rằng, một cậu bé đang chơi xích đu ở sân chơi. Ấy thế đứa trẻ nọ đến sau liên tục vòi vĩnh, gào khóc đòi ngồi đúng chỗ xích đu của cậu bé cho bằng được. Đã thế mẹ thằng nhóc còn thuyết phục: "Thôi cháu nhường em đi".
Đứa trẻ đưa mắt cầu cứu mẹ mình, nhưng người mẹ vô tư nói: Con lớn rồi, cho em chơi đi. Cậu bé lẳng lặng bước xuống trong ấm ức, nước mắt lưng tròng.
Trong trường hợp tương tự ở trên, một người mẹ đã có cách xử lý khác. Cô không vội vàng bắt con mình nhường mà ngồi ngang bằng với đứa trẻ kia, nhìn vào mắt nói: "Anh chỉ chơi một thời gian, nếu con thực sự muốn chơi, xếp hàng ở một bên ở đầu tiên được không. Lát nữa anh chơi xong nếu con không có ở đây sẽ bị những đứa nhỏ khác chiếm vị trí mất đấy".
Cuối cùng, đứa trẻ ở một bên ngoan ngoãn xếp hàng, người mẹ cũng nhắc con mình chơi thêm một chút để không gian cho người khác.
Nhiều người đồng tình cho rằng, phương pháp giáo dục như vậy không sai, sân chơi mặc dù là công cộng nhưng không có nghĩa là trẻ lớn bao giờ cũng phải nhường trẻ nhỏ. Dạy con biết tôn trọng người khác, có thứ tự trước sau cũng là điều bố mẹ nên làm.
Khi xảy ra tranh chấp, nhiều người lớn hầu như sẽ khiển trách con cái, thỏa mãn yêu cầu người khác và thành công trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp với người ngoài. Nhưng cha mẹ có bao giờ nghĩ đến tâm lý con mình?
Mặc dù chia sẻ là tốt, nhưng khi đối mặt với những người đòi hỏi quá mức vẫn thuận theo, ngược lại là dung túng cho những điều xấu. Con cái không dám cãi lại cha mẹ trong trường hợp này nhưng tự trong lòng chúng sẽ tổn thương, không tự tin. Bên cạnh đó, xuất phát từ quan điểm chia sẻ sai lầm, chúng cũng sẽ theo thói quen làm mọi cách tìm kiếm sự hài lòng của người khác để được khen ngợi, nhận thiệt thòi về chính mình.
2. Không cần phải để cho con trẻ quá "hiểu biết"
Nhiều người hy vọng rằng con cái của họ có thể trở thành người xuất sắc trong mắt người khác, vì vậy trong cuộc sống sẽ yêu cầu trẻ em làm thế nào để khiêm tốn, tính cách dường như "hiểu biết" đằng sau thực tế là xiềng xích trói buộc trẻ.
Vâng lời là điều tốt, nhưng nếu bắt con tuân thủ mọi điều, phản bác mọi chính kiến của đứa trẻ chỉ để làm hài lòng và nhận được lời khen ngợi của người khác thì sự "ngoan ngoãn" như vậy sẽ không có ý nghĩa. Thậm chí, đối với sự phát triển của đứa trẻ còn có tác hại rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, kỹ năng quyết đoán có thể giúp ích cho các mối quan hệ của trẻ sau này, cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hay tình bạn, trong môi trường làm việc hay trường học.
Sau đây là những điều cha mẹ cần làm để con trở thành người có chính kiến
Cho con tự trả lời
Cho dù đó là chào hỏi một người bạn gặp trên đường hay gọi món ăn trong nhà hàng, hãy để con bạn tự nói. Thói quen tự trả lời sẽ mang lại sức mạnh và tầm quan trọng trong việc khuyến khích trẻ sử dụng nó trong các tình huống mới và đa dạng.
Dành thời gian cho các cuộc thảo luận sâu
Phụ huynh nên đặt những câu hỏi như: "Con học được điều đó ở đâu?" và "Làm thế nào con nảy ra suy nghĩ đó?" hoặc nói: "Thú vị nhỉ, hãy cho ba mẹ biết thêm đi". Điều quan trọng là phải hỏi con bạn những câu hỏi mở về các chủ đề mà chúng đưa ra, ngay cả khi chúng tỏ ra phản đối. Điều quan trọng là khi trẻ em cố gắng đưa ra một chủ đề, cha mẹ có thể lắng nghe mà không phán xét.
Cho con lựa chọn sớm
Dâu tây hay việt quất? Đọc cuốn sách nào trước khi đi ngủ? Mùa đông mặc áo khoác màu gì? Đây có vẻ là những lựa chọn đơn giản, nhưng chúng có thể tạo ra tác động lớn giúp trẻ quen với việc lựa chọn và nói lên điều chúng muốn.
Làm gương cho trẻ
Hãy dành cơ hội để nói với ai đó trước mặt con bạn, rằng bạn đang có quan điểm khác trong khi vẫn tôn trọng họ. Một cách khác là chia sẻ những trải nghiệm trong quá khứ của chính bạn với con, đặc biệt khi bạn nhận thấy chúng đang trải qua một điều gì đó tương tự.
Giúp con củng cố ý kiến
Sử dụng các nguồn đáng tin cậy, dạy và chỉ cho con bạn cách tìm kiếm thông tin về bất kỳ ý tưởng nào của chúng. Có thông tin hỗ trợ sẽ giúp trẻ cảm nhận và biến nó thành một suy nghĩ sáng suốt, giúp trẻ trở nên quyết đoán hơn.