Đó là những chia sẻ của nữ dược sĩ L.P. và anh H.H., bác sĩ gây mê công tác tại khoa Gây mê hồi sức một bệnh viện công lập tại TP.HCM. Đôi vợ chồng hiện sinh sống tại quận 8 (TP.HCM).

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 1.

Một tiết học trị liệu cá nhân tại trường chuyên biệt.

3 năm tìm trường phù hợp cho con bị tăng động

Đều làm trong ngành y nên khi con trai đầu lòng chào đời, hai vợ chồng đều theo dõi sát sao tình hình sức khỏe và sự phát triển về thể chất, tinh thần của con.

Khi Ph. hơn 2 tuổi, hai vợ chồng đã thấy nhận ra sự bất thường của bé.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 2.

Có 50 trẻ đang theo học tại Trung tâm giáo dục chuyên biệt Thành Nhân.

"Con mình thường chơi đùa nghịch ngợm, không kiểm soát được bản thân và khả năng giao tiếp hạn chế. Khi đưa đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ cho biết bé bị hội chứng tăng động, giảm chú ý" – chị P. nhớ lại

Từ đây, đôi vợ chồng y, bác sĩ bắt đầu con đường gian truân tìm chỗ chữa bệnh, tập luyện cho bé Ph.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 3.

Nhiều trường hợp bé là con của cha mẹ làm trong ngành y.

"Đầu tiên mình đưa bé đến các khoa Trị liệu ngôn ngữ và Tâm lý của bệnh viện nhi đồng. Tuy nhiên ở đó họ nghiêng về hướng điều trị bệnh lý, theo phác đồ điều trị thể chất nên có phần không linh hoạt với con mình.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 4.

Trẻ đang trong giờ mỹ thuật trị liệu.

Mình cũng tìm đến một trường quốc tế để kiểm tra mức độ phát triển của con. Sau khi làm bài test, các thầy cô cũng báo với mình khả năng tương tác, tập trung của bé hạn chế và mức tư duy thấp hơn trẻ bình thường.

Trong khoảng 3 năm trời, hai vợ chồng loay hoay tìm chỗ học cho con, kể cả những nơi có tiếng tăm. Nhưng là người làm cha mẹ, theo sát con mỗi ngày, bản thân mình cảm nhận rõ những nơi ấy không phù hợp với con" -  bác sĩ H. chia sẻ.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 5.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 6.

Giáo dục cho trẻ chuyên biệt hướng đến yếu tố cá thể.

Như một cơ duyên, khi được bạn bè và những phụ huynh có con chậm phát triển giới thiệu, vợ chồng chị P. đến tìm hiểu và đưa con vào Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Thành Nhân (quận 10, TP.HCM).

Giáo viên dạy trường chuyên biệt luôn vất vả

Thạc sĩ Tạ Thị Đào, Giám đốc chuyên môn trường Thành Nhân cho biết với trường hợp của bé N.Ph., cha mẹ đã nhận thức về sự phát triển của con từ rất sớm, đã có những hỗ trợ nhất định.

Với trường hợp của bé Ph. khi đến trung tâm, vấn đề dễ nhận thấy ở bé là gặp khó khăn về ngôn ngữ, chỉ nói được vài từ. Nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 7.

Âm nhạc trị liệu cho trẻ.

Thầy Phan Thế Hải, một trong những người đã theo sát Ph. từ đầu chia sẻ, nếu áp dụng một chương trình giáo dục chung cho bé như các trẻ khác mà không hướng đến việc tôn trọng yếu tố cá nhân thì sẽ khó có hiệu quả.

Do đó khi can thiệp, rất nhiều các yếu tố đều được tác động đồng loạt.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 8.

Ngoài ra, cũng có những giờ rèn luyện thể chất.

"Bé được dạy tăng cường, liên tục được tương tác, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lớp học cho trẻ cũng bày trí đơn giản, giảm các yếu tố gây nhiễu.

Ngoài ra nhiều yếu tố như vận động thô, thể dục, trị liệu âm nhạc, massage trị liệu… cũng được kết hợp. Đặc biệt là tiết trị liệu cá nhân khi bé được học riêng với 1 trị liệu viên để trị liệu dựa vào khả năng của trẻ.

Giáo viên ở trường chuyên biệt của mình sẽ làm việc luôn cả ngày thứ 7, các dịp lễ hay Tết đều được tối giản thời gian nghỉ. Đây là sự thiệt thòi nhưng mình phải làm tất cả để đạt mục tiêu giúp các bé có sự tập trung hiệu quả nhất" – thầy Hải cho biết.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 9.

Trị liệu viên tiến hành massage trị liệu cho trẻ.

Đến nay sau hơn 1.5 năm gửi con vào trường, vợ chồng chị P., anh H. chia sẻ đã cảm nhận tính linh hoạt, thích ứng của con cải thiện hơn rất nhiều.

Bé cũng đã đáp ứng được 60% chương trình học lớp 1. Dù không thể so với những bạn bè đồng trang lứa (8 tuổi) tuy nhiên đây cũng là sự tiến bộ rõ rệt.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 10.

Nhiều trẻ sau quá trình can thiệp đã có nhiều tiến bộ trong nhận thức, giao tiếp.

Nhận định về phương pháp dạy trẻ tự kỷ, tăng động nói chung, thầy Hải chia sẻ: "Chương trình giáo dục chuyên biệt sẽ hướng đến tính cá thể, cá biệt, đặt trẻ làm trung tâm. Nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ khác biệt so với mặt bằng chung. Do đó cách giáo dục phải làm sao để cho các bé thích ứng được các nhu cầu chung của xã hội."

Đồng quan điểm này, cặp vợ chồng trẻ khuyên các phụ huynh đừng áp chuẩn chung của xã hội vào con mình để chạy theo.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 11.

Giáo viên dạy trường chuyên biệt rất vất vả và đòi hỏi có nhiều đức tính như tỉ mỉ, yêu trẻ.

"Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng. Như bé Ph. con tôi, tôi thấy bé có thế mạnh ở cảm xúc. Dạy con là cả một quá trình, đi từ những hành động nhỏ nhất.

Trách nhiệm của người làm cha làm mẹ chúng ta là phải theo sát con.

Phụ huynh đừng quá kỳ vọng vào sự tuyệt vời, phù hợp của bác sĩ điều trị hay giáo viên dạy con mà phải tìm hiểu và định hướng được quá trình can thiệp cho trẻ.

Không thể phó mặc con cho một trung tâm hay người điều trị. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con.

Dù tin tưởng nơi con đang theo học nhưng mình luôn theo sát con, tháng nào cũng phải trao đổi với thầy cô để điều chỉnh giáo trình cho phù hợp. Ngay cả trẻ bình thường còn phải theo sát mà" – chị P. dẫn chứng.

Trải lòng của vợ chồng bác sĩ có con bị tăng động: Giáo viên dạy chuyên biệt là những người vất vả, yêu nghề - Ảnh 12.

"Không thể phó mặc con hết cho một trung tâm hay người điều trị cả. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con" - Đôi vợ chồng hành nghề y nhắn nhủ.

Nhân ngày 20/11, cặp vợ chồng cũng gửi lời cảm ơn đến các giáo viên hơn 1 năm qua đã theo sát, uốn nắn con mình.

"Giáo viên dạy chuyên biệt sẽ vất vả rất nhiều, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, sức chịu đựng cao và rất yêu nghề, yêu trẻ. Chúng tôi đồng cảm và hiểu rõ sự cực khổ của các thầy cô" – đôi vợ chồng xúc động chia sẻ.